BVS gây sốc

Theo tờ trình ĐHCĐ sẽ được tổ chức vào ngày 15-4 sắp tới, CTCK Bảo Việt (BVS) mạnh dạn đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2011 ước đạt doanh thu 246,3 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 100,2 tỷ đồng. Đây có lẽ là thông tin gây sốc nhất trên TTCK hiện tại trong bối cảnh các CTCK đang vật lộn với nguy cơ phá sản hàng loạt, cho dù kế hoạch này được xây dựng dựa trên dự báo VN Index sẽ tăng trưởng và đạt mức 550 điểm vào cuối năm 2011.

Theo tờ trình ĐHCĐ sẽ được tổ chức vào ngày 15-4 sắp tới, CTCK Bảo Việt (BVS) mạnh dạn đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2011 ước đạt doanh thu 246,3 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 100,2 tỷ đồng. Đây có lẽ là thông tin gây sốc nhất trên TTCK hiện tại trong bối cảnh các CTCK đang vật lộn với nguy cơ phá sản hàng loạt, cho dù kế hoạch này được xây dựng dựa trên dự báo VN Index sẽ tăng trưởng và đạt mức 550 điểm vào cuối năm 2011.

Theo tờ trình, để hoàn thành mục tiêu này, BVS sẽ tái cơ cấu hoạt động kinh doanh theo chiều hướng nâng dần tỷ trọng hoạt động dịch vụ như môi giới, tư vấn, bảo lãnh. Ngoài ra, BVS sẽ tăng cường quản lý rủi ro, chuyển đổi danh mục tự doanh theo hướng an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, kế hoạch lợi nhuận BVS định mang ra lấy ý kiến cổ đông chắc chắn gặp phải sự phản đối mạnh, bởi lẽ kế hoạch này khá mơ hồ và không dựa trên cơ sở vững chắc nào. Giả sử VN Index không đạt mốc 550 điểm vào cuối năm như dự báo, BVS sẽ ra sao? Nếu giả định này là đúng, BVS sẽ tiếp tục lỗ và CP bị đưa vào diện kiểm soát chứ không phải cảnh báo như năm vừa qua.

Trước kế hoạch có phần lạc quan bất bình thường này, nhiều người còn cho rằng BVS đang định lấy vải thưa che mắt NĐT. Nếu không nói ra chắc ai cũng biết, BVS đang trên đà đi xuống. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng các mặt hoạt động của BVS đang có xu hướng chậm lại, một phần do những khó khăn của nền kinh tế, nhưng mặt khác năng lực cạnh tranh của BVS trên một số mặt còn hạn chế. Điển hình là thị phần môi giới của BVS đang có chiều hướng bị thu hẹp. Tính đến thời điểm cuối năm 2010, BVS có 39.927 tài khoản mở (tương đương mức tăng 8,5%). Trong khi đó, nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động hợp tác đầu tư với khách hàng của BVS rất hạn chế - do nguồn vốn thu hút từ ngân hàng gặp khó khăn và nguồn vốn tập trung vào các CP OTC kém thanh khoản, giá vốn cao (danh mục CP OTC này chiếm khoảng 30% tổng danh mục đầu tư của BVS). Những tháng cuối năm 2010, BVS chủ động thanh lý các khoản CP OTC, nhưng chỉ thực hiện được một phần do thị trường chung ảm đạm. năm 2010 BVS đặt kế hoạch lãi 175 tỷ đồng, nhưng không hoàn thành chỉ tiêu đề ra, thậm chí lỗ hơn 92 tỷ đồng, chỉ xếp sau mức lỗ của KLS.

Các tin khác