TPHCM: Vẫn cần cơ chế đột phá phát triển

(ĐTTCO) - Ngày 24-4-2017, Chính phủ ban hành Nghị định 48/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10-6-2017, quy định một số cơ chế chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với TPHCM. 
Như vậy kể từ nay, cơ chế đặc thù này có tạo đột phá cho TPHCM, ĐTTC đã có cuộc trao đổi với TS. TRẦN DU LỊCH, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế TPHCM.
Đã mở nhưng còn chung chung

PHÓNG VIÊN: - Được biết ông có quá trình nhiều năm nghiên cứu và tham mưu cho TP về cơ chế, chính sách kinh tế. Gần đây ông cũng đề nghị cần có cơ chế quản lý phù hợp nhằm tạo động lực cho TPHCM huy động có hiệu quả nguồn lực phát triển. Vậy theo ông, Nghị định 48 của Chính phủ sẽ hỗ trợ như thế nào cho TPHCM?

 Các Nghị quyết 20 và 16 của Bộ Chính trị đã định hướng, mở không gian và tạo điều kiện để TPHCM có cơ hội bứt phá phát triển. Trong đó, cho phép TP được tìm kiếm, đề xuất và thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách vượt trội; bảo đảm cơ chế khuyến khích tài chính - ngân sách mạnh mẽ, ưu tiên các nguồn tài chính, tạo điều kiện để TP phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc... Nhưng thực tế cho thấy thời gian qua tư tưởng nói trên của 2 nghị quyết này chưa được thực hiện đầy đủ, thậm chí còn xuất hiện những trói buộc, hạn chế mới, cản trở sự phát triển của TPHCM.
TS. TRẦN DU LỊCH: - Trước khi Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị định 48 nêu trên, tôi cũng đã có dịp tham gia góp ý kiến dự thảo nghị định này. Trước hết việc ban hành Nghị định 48 là cần thiết để cụ thể hóa một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù cho TPHCM.
Thí dụ, Nghị định 124/2004, Nghị định 61/2014 của Chính phủ, hay Luật Ngân sách nhà nước ban hành năm 2015 (có hiệu lực từ đầu năm 2017), quy định tại Khoản 1 Điều 74: “Chính phủ quy định về quản lý; sử dụng ngân sách đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại và một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với TPHCM”.

Như vậy điểm tích cực là Nghị định 48 đã vượt luật cho TPHCM được vay nợ để đầu tư đến 70% (thay vì 60% như luật định) so với tổng ngân sách địa phương được hưởng. Bởi lẽ, vay nợ để đầu tư 60% sẽ không giải quyết được gốc của vấn đề tự chủ ngân sách của địa phương, nhất là tạo ra dư địa để TPHCM huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư, đặc biệt là đầu tư hạ tầng đô thị.
Vấn đề quan trọng nhất của cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đối với TPHCM là làm rõ tính tự chủ về ngân sách địa phương, cho phép chính quyền địa phương huy động các nguồn tài nguyên ngân sách thuộc phạm vi địa phương và quyền tự quyết định các khoản chi thuộc ngân sách địa phương.

Điều 3, Khoản 3 Nghị định 48 quy định mức phân chia khoản thu giữa Trung ương và địa phương do Quốc hội quyết định và ổn định trong 5 năm. Đây là quy định tích cực, nhưng cũng cần làm rõ hơn. Cụ thể theo Luật Ngân sách nhà nước, nguồn thu của ngân sách Trung ương gồm các khoản thu Trung ương hưởng 100% quy định tại Điều 35, Khoản 1 và chia tỷ lệ phần trăm cho Trung ương quy định tại Điều 35, Khoản 2.
Còn đối với các nguồn thu của địa phương được hưởng 100% quy định tại Điều 37. Như vậy cần phải quy định rõ Quốc hội chỉ quyết định mức phân chia nguồn thu giữa Trung ương và địa phương về các khoản thu quy định tại Điều 35, Khoản 2 ổn định trong 5 năm, còn đối với các nguồn thu, Trung ương được hưởng 100% hoặc địa phương được hưởng 100% phải thực hiện theo luật, không thể quy định Quốc hội sẽ chia chung chung được.

- Hiện có ý kiến cho rằng Nghị định 48 vẫn chưa đột phá và TPHCM vẫn đang tiếp tục kiến nghị Trung ương sửa đổi bổ sung thêm một số cơ chế về vốn, tài chính… Quan điểm của ông ra sao?

- Nhìn chung cả 13 điều của Nghị định 48 chưa thấy rõ nét về cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù, mà chủ yếu quy định các nội dung mang tính phổ biến của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015. Do đó, so với cơ chế tài chính ngân sách đang áp dụng cho TPHCM theo Nghị định 124 và Nghị định 61, Nghị định 48 không có sự đổi mới đáng kể, nhất là tăng tính tự chủ về tài chính và ngân sách cho TPHCM. Sở dĩ hạn chế như vậy vì Nghị định 48 cụ thể hóa Luật Ngân sách nhà nước nên không thể vượt qua những quy định của luật được.
Với mô hình “ngân sách nhà nước lồng ghép Trung ương địa phương” áp dụng cho tất cả tỉnh, thành như hiện nay, “chiếc áo” tài chính ngân sách cơ bản chỉ có “một size” mặc chung cho 63 tỉnh, thành. Nghị định 48 không có ý nào đề cập đến yêu cầu tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền TPHCM trong việc huy động và sử dụng ngân sách. Nhìn chung với những nội dung của Nghị định này, TPHCM vẫn không có cơ chế nào để có thể đột phá khai thác nguồn lực, tăng nguồn thu, chủ động trong chi tiêu, nhất là huy động nguồn lực cho đầu tư cơ sở hạ tầng.

Phân cấp, phân quyền rõ, tránh xin-cho

- Thưa ông, Nghị định 48 còn quy định rất chặt như phải trình cấp thẩm quyền, xin ý kiến gửi bộ cũng như hàng loạt điều kiện được phép, không được phép, không được vượt… Phải chăng Trung ương đã quá thận trọng, thưa ông?

 Hiện nay luật đã mở, TP cần phải quay lại tổ chức chính quyền đô thị, vì đây là khâu đột phá cho sự phát triển của TP. Trước mắt nên kiến nghị Chính phủ xây dựng một nghị định phân cấp, phân quyền và ủy quyền cho TP theo tinh thần của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, bao gồm các lĩnh vực quản lý nhà nước chủ yếu trên địa bàn, trong đó ưu tiên về thể chế tài chính công; quản lý đô thị và tổ chức bộ máy hành chính địa phương theo tinh thần Nghị quyết 20 và Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị.
- Trước hết cần hiểu một thực trạng ngân sách và chi tiêu công của nước ta vừa tập quyền, vừa phân tán thiếu kỷ cương. Gốc của vấn đề là sự tồn tại của cơ chế ngân sách nhà nước lồng ghép giữa Trung ương và địa phương như tôi đã phân tích ở trên. Luật Ngân sách nhà nước mới vẫn duy trì cơ chế lồng ghép như vậy, nên tập trung nhiều hơn nhiệm vụ thiết lập kỷ cương chi tiêu, nhất là vay nợ, đầu tư dàn  trải, lãng phí, tăng chi thường xuyên…
Nếu ngân sách địa phương tách biệt được phần tự chủ phân quyền cho HĐND địa phương quyết định, còn phần trợ cấp của Trung ương, tức không tự chủ Quốc hội phải kiểm soát chặt chẽ và cơ chế cho 2 loại này sẽ khác nhau. Nền hành chính và tài chính công của nước ta hiện nay vẫn duy trì phương thức quản lý theo mô hình “đan một loại lưới để bắt mọi loại cá”.

- Nhưng những đề xuất của TPHCM đều liên quan đến bài toán trần nợ công và Quốc hội cho rằng TPHCM cần tìm công cụ mang tính thị trường. Theo đó, Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TPHCM (HFIC) là đơn vị thực hiện dẫn dắt thị trường. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

- Theo tôi, TPHCM nên kiến nghị Chính phủ xây dựng Nghị định phân cấp, phân quyền và ủy quyền cho TP theo tinh thần của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Ngân sách nhà nước, bao gồm cả 3 lĩnh vực tài chính ngân sách; quản lý đô thị và công vụ trên địa bàn, theo tinh thần Nghị quyết 20 và 16 của Bộ Chính trị về TP.
Để thực hiện việc này Chính phủ lập Tổ công tác xây dựng nghị định trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua trước khi ban hành (năm 2001 TP đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 93 về TP đã hình thức này, dù là nghị định nhưng mang tính chất như một đạo luật cho TP).
Về cơ chế tài chính ngân sách, cần quy định những nội dung mang tính đặc thù về thu - chi và huy động tài nguyên ngân sách, còn những nội dung mang tính phổ biến theo Luật Ngân sách nhà nước áp dụng cho cả nước. Vấn đề là phải thể hiện tinh thần đổi mới nhiều hơn so với quy định hiện hành và TPHCM phải là địa phương đi đầu trong việc xóa bỏ cơ chế xin- cho.
TPHCM: Vẫn cần cơ chế đột phá phát triển ảnh 1 Cần thêm nữa cơ chế chính sách, tài chính ngân sách đặc thù của Nghị định 48 mới tạo đột phá cho TPHCM phát triển, xứng đáng địa phương đầu tàu cả nước. Ảnh: LONG THANH 
Phải có mô hình mới 
- Ông đã từng nói TPHCM cần xây dựng mô hình phát triển đúng tầm, như chính quyền đô thị. Vậy điều kiện cần và đủ là gì?
Về cơ chế chính sách tài chính ngân sách, TP cũng kiên trì bảo vệ mô hình HFIC theo hướng tiếp tục củng cố HFIC để đóng vai trò định chế tài chính, đầu tư chủ lực của TP, là đối tác nhà nước trong việc thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng đô thị. TP quyết tâm xin Trung ương giao hẳn các tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước thuộc TP quản lý thành nguồn vốn của TP, nhằm sử dụng vào mục tiêu đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Nguồn lực này không điều tiết về Trung ương. Toàn bộ vốn của doanh nghiệp nhà nước địa phương cổ phần hóa và thoái vốn dùng bổ sung vốn điều lệ cho HFIC. TP sử dụng định chế HFIC phát hành trái phiếu doanh nghiệp để đầu tư hạ tầng, mà không vướng vào quy định hạn mức 70% ngân sách địa phương, đồng thời bảo tồn nguồn vốn đó phục vụ cho mục tiêu phát triển TP.

Vấn đề chính quyền đô thị đã được chế định tại Hiến pháp 2013 và Luật Chính quyền địa phương (Chương III, từ Điều 37 đến Điều 71), nên điều kiện pháp lý hoàn toàn khác so với 10 năm trước, khi TP nghiên cứu, đề xuất Trung ương cho thực hiện thí điểm. Vấn đề là triển khai thực thi  mô hình này trên địa bàn TP. Dĩ nhiên còn nhiều quy định khác chưa đồng bộ, như vấn đề tài chính ngân sách của chính quyền đô thị chúng ta đang bàn và nhiều lĩnh vực khác. 

Đặc điểm phổ biến nhất của mô hình chính quyền đô thị là tính tự quản địa phương  tự chủ, tự  chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân quyền. Đây là vướng mắc khó nhất trong thể chế hành chính của nước ta.
Đối với chính quyền địa phương phải tách biệt 2 loại công vụ: cánh tay nối dài của Chính phủ thực hiện quyền hành pháp trên địa bàn và thực hiện quyền lợi riêng, chính đáng của cộng đồng dân cư đô thị. Hiện nay, pháp luật của nước ta chưa tách biệt 2 loại công vụ như vậy, vẫn dùng khái niệm quản lý nhà nước rất chung chung. 

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác