TPHCM: Năng động sáng tạo, nỗ lực vươn tầm

 
(ĐTTCO) - TPHCM ngày càng phát triển lớn mạnh, toàn diện trên tất cả lĩnh vực; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao.
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, công trình tạo điểm nhấn cho TPHCM.
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, công trình tạo điểm nhấn cho TPHCM.

Tuy nhiên, TP vẫn đứng trước những thách thức không nhỏ cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Nhân Kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ĐTTC đã có cuộc trao đổi với ông NGUYỄN THÀNH PHONG, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM (ảnh).

PHÓNG VIÊN: - Thưa Chủ tịch, sau 42 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên cương vị người đứng đầu chính quyền TP, ông chia sẻ một số thành tựu nổi bật của TP mang tên Bác?

TPHCM: Năng động sáng tạo, nỗ lực vươn tầm ảnh 1 

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong: - Sau 42 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, TPHCM đã không ngừng phát triển, trở thành một đô thị đặc biệt; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ; đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước như Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị đã xác định.

Kinh tế TP tăng trưởng nhanh, ổn định, liên tục. Gần đây nhất, năm 2016 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP tăng 8,05%, giá trị tuyệt đối hơn 1 triệu tỷ đồng, chiếm 23% GDP của cả nước; thu ngân sách vượt qua chỉ tiêu 300.000 tỷ đồng; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện với nhiều chính sách thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các ngành, lĩnh vực phù hợp quy hoạch phát triển, chú trọng công nghệ cao và các ngành công nghiệp trọng yếu.

Kết cấu hạ tầng đô thị (giao thông, cấp nước, thoát nước, điện, viễn thông, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, công viên, cây xanh…) được  đặc biệt quan tâm tập trung đầu tư, cải tạo, nâng cấp. Nhiều công trình giao thông, cấp nước, thoát nước trọng điểm được đưa vào khai thác, sử dụng làm tăng khả năng kết nối, phát triển TP về phía Đông, Tây và Nam. Chất lượng sống của người dân TP được cải thiện một cách rõ rệt.

Thu nhập bình quân đầu người đã tăng hơn 13 lần qua hơn 30 năm đổi mới. GDP bình quân đầu người ngày một tăng, đạt 5.700USD năm 2016, tăng hơn 73% so với năm 2010. Đời sống tinh thần của người dân ngày một được cải thiện, mức độ hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản được nâng cao, các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo...

- Những mục tiêu có tính chiến lược của TPHCM những năm tới là gì, thưa Chủ tịch?

Nội dChúng ta rất tự hào qua 42 năm, TPHCM đã không ngừng phát triển, đổi mới từng ngày, trên mọi phương diện kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, góp phần ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân, cùng cả nước thực hiện hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2631 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội TPHCM đến năm 2020, tầm nhìn 2025. Trong đó mục tiêu tổng quát là xây dựng TP văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn đối với cả nước và khu vực; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học-công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á; góp phần tích cực đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ X nhiệm kỳ 2015-2020 cũng đã xác định rất rõ mục tiêu “Xây dựng Đảng bộ TP thật trong sạch, vững mạnh; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; không ngừng đổi mới, năng động, sáng tạo, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xây dựng con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; nâng cao phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

Xây dựng TPHCM có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình; có vai trò động lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á”.

Một số chỉ tiêu chủ yếu TP đề ra để thực hiện mục tiêu, đó là tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm 8-8,5% (tính theo GDP tăng hơn 1,5 lần mức tăng trưởng GDP bình quân của cả nước); chuyển dịch cơ cấu theo định hướng dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp, trong đó tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GRDP đến năm 2020 chiếm 56-58%, tỷ trọng đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào GRDP bình quân hàng năm từ 35% trở lên; tổng vốn đầu tư xã hội chiếm bình quân 30% GRDP; GRDP bình quân đầu người đến cuối năm 2020 đạt 9.800USD; tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề đến năm 2020 đạt 85% trong tổng số lao động làm việc; tạo việc làm mới cho 625.000 lao động (bình quân 125.000 lao động/năm), tỷ lệ thất nghiệp đô thị dưới 4,5%; đảm bảo nước sạch cho 100% hộ dân...

- Mặc dù đạt được những thành tựu to lớn, nhưng TPHCM vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, chưa đáp ứng được kỳ vọng của Nhân dân. Theo Chủ tịch đâu là những nút thắt cần tháo gỡ?

Để hoàn thành mục tiêu đề ra của Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ X nhiệm kỳ 2015-2020, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và người dân TP phải vào cuộc hết sức mạnh mẽ và tràn đầy khát vọng, cùng với sự hỗ trợ tạo điều kiện của Trung ương. Từ thực tiễn của TP, tôi hoàn toàn có niềm tin vào những gì đã được hoạch định.

- Tôi hoàn toàn đồng ý rằng TP chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế, chưa đáp ứng được kỳ vọng của Nhân nhân.

Dễ nhận thấy là TP chưa tạo được đột phá mạnh mẽ trong chất lượng tăng trưởng, quy hoạch, quản lý đô thị và kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - văn hóa, bảo vệ môi trường; chất lượng giáo dục - đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập; khoa học - công nghệ chưa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội; một số vấn đề bức xúc trong xã hội chậm được khắc phục; an ninh, trật tự, tội phạm, tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây bất ổn.

Có nhiều nguyên nhân, cũng chính là những nút thắt dẫn đến hạn chế, khó khăn, gồm cả khách quan và chủ quan. Về khách quan, diễn biến chính trị thế giới có nhiều phức tạp, hậu quả của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế lớn và kinh tế thế giới phục hồi chậm.

Những yếu kém nội tại của nền kinh tế đất nước từ nhiều năm trước cần phải có thời gian giải quyết; trong khi chưa có cơ chế, chính sách cần thiết để tạo điều kiện phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Về chủ quan, đó là năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước còn những mặt hạn chế; chậm cụ thể hóa Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị; một số chủ trương, chính sách chưa được triển khai thực hiện mạnh mẽ; chưa tạo được sự đột phá trong thu hút đầu tư, thực hiện đối tác công - tư (PPP); chậm tổng kết thực tiễn và nhân rộng các mô hình hiệu quả…

- Sự lớn mạnh của TP có sự đóng góp của các thành phần kinh tế, đặc biệt là đội ngũ doanh nhân. Chủ tịch đánh giá cũng như sẽ tạo điều kiện ra sao để doanh nghiệp phát triển?

- TPHCM đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của doanh nghiệp, sự trưởng thành, ra biển lớn của đội ngũ doanh nhân. Bởi lẽ sự phát triển của doanh nghiệp cũng chính là sự phát triển của TP nên TP luôn đồng hành cùng doanh nghiệp.  

Thời gian qua TP đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; tập trung các giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh của kinh tế TP; nâng cao chất lượng điều hành của bộ máy chính quyền các cấp, tạo đột phá trong cải cách hành chính nhằm xây dựng môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, thuận lợi, tạo sức hút mạnh trong đầu tư và phát triển doanh nghiệp.

Lãnh đạo TP thường xuyên tổ chức gặp gỡ, lắng nghe, trao đổi cùng doanh nghiệp trong và ngoài nước, nắm bắt cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc một cách thiết thực nhất; phát huy hiệu quả của chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp.

Đặc biệt TP rất quan tâm đến việc hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong tầng lớp Nhân dân, nhất là thanh niên, sinh viên, trí thức để áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ và khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển sang doanh nghiệp để có thể tiếp cận các chương trình, chính sách hỗ trợ của TP, sự hỗ trợ của các hiệp hội ngành nghề, mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới, tiếp cận với thị trường nước ngoài.

Vừa qua TP đã bố trí 2.000 tỷ đồng ngân sách chương trình kích cầu thông qua đầu tư để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, khuyến khích xã hội hóa lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa... Trong chỉ đạo, điều hành, TP luôn bám sát tình hình thực tiễn để có những quyết sách đúng đắn, phù hợp nhất nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2020 TPHCM có 500.000 doanh nghiệp.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác