Phải thoát lối tư duy cũ

(ĐTTCO) - Từ khi có AEC cùng các FTA giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới đã tạo nên sức ép đổi mới thể chế pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, đồng thời góp phần nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế và cộng đồng DN.

(ĐTTCO) - Từ khi có AEC cùng các FTA giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới đã tạo nên sức ép đổi mới thể chế pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, đồng thời góp phần nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế và cộng đồng DN.

Chưa biến thách thức thành cơ hội

Nhận thức về AEC cần phải thoát khỏi tư duy cũ, đừng chỉ nhìn vào kim ngạch xuất khẩu. Ngoài thương mại hàng hóa, hãy nhìn cơ hội từ AEC ở góc độ rộng lớn hơn như về sản xuất tiêu dùng, về dịch vụ, đầu tư, du lịch, giáo dục… Quan trọng nhất, AEC đang mang lại cơ hội kết nối để tiến tới nền kinh tế xanh, kinh doanh văn hóa biểu tượng, công nghệ thông tin…

TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế

Theo nhiều chuyên gia, chưa khi nào các quy trình lưu chuyển hàng hóa trở nên thống nhất và thuận lợi đến thế với cơ chế một cửa ASEAN; hệ thống hải quan điện tử quá cảnh; các quy trình đánh giá tuân thủ được thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN và cùng áp dụng chung một biểu thuế quan hài hòa ASEAN.

Hơn thế nữa, việc mở cửa thị trường rộng lớn, thống nhất và sôi động trong khu vực ASEAN, Việt Nam cũng như các nước thành viên trong khu vực được cùng hưởng lợi về thị trường đầu ra cho sản phẩm, thị trường đầu vào, thị trường nguồn lao động. Nền tảng chính sách tốt hơn về cạnh tranh và đầu tư, nền tảng hạ tầng về giao thông, năng lượng và công nghệ thông tin hoàn thiện hơn, nền tảng về quản trị và tiêu dùng….

Tuy nhiên, DN Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức khi mở cửa thị trường nội địa cho hàng hóa nhập khẩu. Xét về năng lực cạnh tranh, Việt Nam khó có thể là đối thủ ngang sức, ngang trình độ so với nhiều nước khác trong khu vực ASEAN. Thực tế, kể từ khi AEC có hiệu lực, những ràng buộc về quy chuẩn kỹ thuật đã vuột khỏi tầm kiểm soát và nằm trên hệ thống pháp luật của quốc gia. Đây cũng là khó khăn và thiệt thòi đối với DN trong nước hiện nay.

Bên cạnh đó, việc tuyên truyền về AEC từ các cấp ngành có liên quan còn quá yếu và thiếu. DN chỉ mới tiếp cận được thông tin Việt Nam cam kết những gì, mở cửa thị trường bao nhiêu phần trăm, cắt giảm thuế đối với bao nhiêu danh mục mặt hàng… Song thông tin về các nước đối tác, về những cam kết của những nước thành viên thuộc AEC, tỷ lệ mở cửa thị trường ở nước họ, những quy định về vi phạm hay những ưu đãi đầu tư ra sao… rất thiếu hoặc chưa được làm đầy đủ.

Chính vì lẽ đó, DN dù biết nhưng chưa được hiểu đầy đủ, chưa biết làm thế nào để biến thách thức thành cơ hội, thậm chí chưa biết cách tận dụng những lợi thế và ưu đãi gì từ AEC… Nguyên  nhân được chỉ ra do DN quá thiếu những thông tin bổ ích, những kênh tiếp cận hữu hiệu và thuận lợi để nắm bắt thông tin thị trường, thông tin đối tác, thông tin hàng hóa theo các cam kết hoặc về những đối tác cạnh tranh trong khu vực.

Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), sở dĩ Việt Nam chưa tận dụng được AEC do nhận thức của phần đông người Việt, của tuyệt đại đa số DN Việt Nam còn rất hạn chế. Hầu như 100% dân chúng đều biết về AEC nhưng tỷ lệ biết rõ, hiểu rõ về AEC rất thấp. Vì thế, dù cộng đồng đều có chung cảm nhận tích cực về AEC và những tác động đối với nền kinh tế Việt Nam và các DN Việt Nam, nhưng hầu hết đều hoài nghi về khả năng tiến triển và thực thi của AEC.

Chèn Ảnh
Mô tả Ảnh

Phải thay đổi cung cách điều hành

Đánh giá sau 1 năm gia nhập AEC, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, nhìn nhận các cam kết pháp lý, các thỏa thuận, tuyên bố và lời hứa hợp tác như các hiệp định ATIGA, khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), về di chuyển thể nhân, đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)… cùng các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau hay những lĩnh vực hợp tác khác đều chưa đạt được nhiều tiến bộ như kỳ vọng.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa thu được những hiệu quả tích cực về tình hình xuất khẩu, sự phát triển của các lĩnh vực, ngành hàng như thương mại bán lẻ, dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục, y tế. Điều này cho thấy việc tuyên truyền về AEC từ các cấp ngành có liên quan còn quá yếu và thiếu.

DN chỉ mới tiếp cận được thông tin Việt Nam cam kết những gì, mở cửa thị trường bao nhiêu phần trăm, cắt giảm thuế đối với bao nhiêu danh mục mặt hàng… Song thông tin về các nước đối tác, về những cam kết của những nước thành viên thuộc AEC, tỷ lệ mở cửa thị trường ở nước họ, những quy định về vi phạm hay những ưu đãi đầu tư ra sao… rất thiếu hoặc chưa được làm đầy đủ.

Thực trạng này cho thấy nỗi lo Việt Nam trở thành vùng trũng tiêu thụ hàng hóa của các nước ASEAN cũng chính là băn khoăn, lo ngại của không ít nhà sản xuất, DN cũng như người tiêu dùng trong thời gian gần đây. Bởi khi đi tới đâu cũng thấy hàng hóa các nước thuộc AEC, đặc biệt là Thái Lan, đang chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh chóng.

Thực tế hiện nay, không cần phải đến cửa hàng hoặc các hội chợ chuyên bán hàng Thái Lan, người tiêu dùng vẫn dễ dàng mua sắm hàng tiêu dùng của Thái Lan tại chợ dân sinh, cửa hàng tiện ích đến siêu thị. Đặc biệt, khi các DN Thái Lan liên tiếp công bố mua lại hệ thống các siêu thị lớn, nỗi lo hàng Thái xâm chiếm thị trường càng lớn hơn.

Được biết, mỗi năm có không dưới 10 hội chợ xúc tiến thương mại Thái Lan dưới sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ, ở mỗi hội chợ này các cơ quan thường mời 5-10 nhà nhập khẩu Việt Nam sang tham quan và tìm kiếm nguồn hàng. Theo các chuyên gia thương mại, hàng Thái Lan có sức cạnh tranh khá cao với hàng Việt Nam do chủng loại hàng hóa tương đồng nhưng có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Trước đây, hàng Thái Lan thường đắt hơn hàng Việt Nam từ 5-20%.

Tuy nhiên khi Việt Nam đã là thành viên của AEC, sự tự do dịch chuyển hàng hóa trong nội khối với các rào cản thương mại được gỡ bỏ, giá cả không còn là lợi thế cạnh tranh của hàng Việt. Về nguyên tắc thị trường, chúng ta không được phép ngăn cản hàng hóa của các nước trong hệ thống ASEAN nếu như không có lý do chính đáng.

Vì vậy, tăng cường hiệu quả sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam là việc làm cần thiết có yếu tố sống còn để giữ vững thị trường tiêu thụ nội địa, đồng thời vẫn bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động trong các nhà máy sản xuất Việt Nam.

Ngoài sự tự thân nỗ lực của DN, Chính phủ cần hỗ trợ giảm thiểu bớt khó khăn bằng việc tiếp tục cải cách các quy chế, đơn giản hóa các thủ tục hành chính... giúp DN cắt giảm chi phí đầu vào của sản xuất. Nếu các nhà quản lý, sản xuất trong nước không nhanh chóng thay đổi tư duy cũng như cung cách điều hành, e rằng câu chuyện Việt Nam thành vùng trũng tiêu thụ hàng hóa của các nước ASEAN sẽ diễn ra nhanh chóng.

Các tin khác