Kiểm soát chặt chẽ, xử phạt nghiêm minh

(ĐTTCO) - Theo đại diện các cơ quan quản lý, Sở GDCK, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD), đến nay việc chuẩn bị cho TTCK phái sinh đã sẵn sàng. ĐTTC ghi nhận một số ý kiến liên quan.

(ĐTTCO) - Theo đại diện các cơ quan quản lý, Sở GDCK, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD), đến nay việc chuẩn bị cho TTCK phái sinh đã sẵn sàng. ĐTTC ghi nhận một số ý kiến liên quan.

VŨ THỊ CHÂN PHƯƠNG, Phó Chủ tịch UBCKNN:

Xử phạt nặng các hành vi thao túng giá

Nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến việc IPO của các doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCKNN đã ban hành nhiều quy định mới gắn IPO với lên sàn chứng khoán. Với cơ chế hiện nay, tôi nghĩ TTCK đang có điều kiện phát triển tốt. Bằng chứng là 2 tháng đầu năm có trên 50 doanh nghiệp lên UPCoM và hiện có 100 hồ sơ đăng ký lên UPCoM. Tôi nghĩ đó là lượng hàng lớn với nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia tìm kiếm cơ hội trên TTCK.

Bà NGUYỄN THỊ HOÀNG LAN, Phó Tổng giám đốc phụ trách HNX

Trong 2 tháng đầu năm, UBCKNN đã sớm triển khai công tác chuẩn bị thực hiện kế hoạch thanh-kiểm tra năm 2017 (dự kiến tiến hành tổng cộng 55 đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ). UBCKNN cũng đánh giá những vụ việc nổi cộm trên thị trường có dấu hiệu vi phạm pháp luật để tiến hành thanh kiểm tra đột xuất.

Về xử lý vi phạm, trong năm 2016, UBCKNN đã ban hành 132 quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền phạt 12,2 tỷ đồng. Trong 2 tháng đầu năm, UBCKNN đã ban hành 21 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt 1,76 tỷ đồng.

Cùng với việc cho ra đời các sản phẩm mới, chúng tôi cũng trình Bộ Tài chính, Chính phủ sửa đổi Nghị định 108 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 145 về vấn đề này.

Trong đó có quy định rất nhiều chế tài xử phạt mới có liên quan đến TTCK phái sinh. Để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, chúng tôi đã đưa vào chế tài xử phạt với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nhưng không đưa vào đăng ký giao dịch trên thị trường có tổ chức. Mức phạt cũng rất cao, lên đến 300-400 triệu đồng nếu chậm 12 tháng.

Những mã cổ phiếu có giao dịch bất thường trên thị trường, UBCKNN cùng với 2 Sở GDCK đều phối hợp giám sát chặt chẽ từ 2 cấp. Tất cả những vụ việc được phản ánh qua báo chí, nhà đầu tư chúng tôi đều tiến hành thanh, kiểm tra và xử phạt hành chính.

Nhiều vụ việc có biểu hiện thao túng giá, chúng tôi phối hợp với cơ quan công an xác minh làm rõ tổ chức, cá nhân nào đứng đằng sau và đã chuyển cơ quan công an nhiều vụ việc. Việc phối hợp này rất tích cực. Thời gian tới sẽ có kết quả và vụ việc nào nghiêm trọng sẽ khởi tố, tịch thu toàn bộ khoản thu lời bất chính.

Về việc giám sát hoạt động thâu tóm không minh bạch, theo Luật Chứng khoán và các hướng dẫn đều quy định rất rõ các nghĩa vụ về chào mua công khai. Đối với các cá nhân, tổ chức và người có liên quan sở hữu từ 10% trở lên, hoặc nắm giữ đến ngưỡng 25% phải chào mua công khai. Nếu vi phạm, chúng tôi cũng có chế tài xử phạt rất nghiêm khắc và có thể tước quyền biểu quyết trong vòng 6 tháng.

 Ông BÙI HOÀNG HẢI, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh (UBCKNN):

Kiểm soát chặt việc tăng vốn ảo

Về khả năng tăng vốn ảo của các công ty chứng khoán để được tham gia vào TTCK phái sinh, tôi nghĩ áp lực phải tăng vốn của công ty chứng khoán không quá lớn. Thứ nhất, Nghị định 42 ban hành năm 2015 (về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh) nên họ có thời gian khá dài để chuẩn bị vốn. Thứ hai, mức yêu cầu 600-800 tỷ đồng không phải quá lớn với tiềm lực của các công ty chứng khoán hiện tại. Các công ty chứng khoán có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu thực quy mô vốn trên 600-800 tỷ đồng hiện có khoảng 20 công ty. Để tham gia TTCK phái sinh, bên cạnh vốn còn có thêm điều kiện nữa là lỗ lũy kế không quá 50%, báo cáo tài chính phải được chấp thuận toàn bộ. Nếu tính các yêu cầu này, số công ty chứng khoán đáp ứng yêu cầu về vốn cũng 16-18 công ty.

Việc kiểm soát tăng vốn ảo đối với công ty chứng khoán chặt chẽ hơn nhiều so với các công ty khác. Tất nhiên, rủi ro về tăng vốn ảo là có thật, nhưng chúng tôi tự tin rằng sau kinh nghiệm giám sát tăng vốn của ngân hàng thương mại sẽ hạn chế tăng vốn ảo. Ngoài ra, công ty chứng khoán chịu sự quy định về tỷ lệ an toàn vốn, do vậy, chuyện góp vốn vào và rút ra, phần vốn đó bị trừ ngay trong chỉ tiêu về an toàn vốn, từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu an toàn vốn của chính công ty chứng khoán và UBCKNN giám sát được. Cùng với đó là yêu cầu kiểm toán các công ty tham gia TTCK phái sinh phải chặt chẽ hơn.

 Ông DƯƠNG NGỌC TUẤN, Phó Tổng giám đốc VSD:

Việc chuẩn bị đã hoàn tất

Về TTCK phái sinh, sau khi Thông tư 11 (về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh) được sửa đổi và ban hành, Sở GDCK và VSD sẽ ban hành quy chế và hiện nay, tất cả công tác chuẩn bị đã hoàn tất từ cuối năm 2016 và gửi cho các thành viên thị trường lấy ý kiến.

Về kỹ thuật, hiện nay chúng tôi đã nghiệm thu về mặt chức năng hệ thống, phối hợp với các thành viên chạy thử. Hiện nay số lượng các thành viên quan tâm đến việc tham gia TTCK phái sinh ở giai đoạn đầu, theo quan sát của chúng tôi số lượng các công ty đáp ứng được yêu cầu cũng khoảng 10 công ty. Tôi nghĩ sức ép về tăng vốn để tham gia TTCK phái sinh không phải là vấn đề lớn. 

Các tin khác