TPHCM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Hình thành chuỗi liên kết, cung ứng

(ĐTTCO) -  Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) đang là xu hướng của nhiều doanh nghiệp (DN). Những cam kết mới đây của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo cơ chế và chính sách mở cho các DN đầu tư NNCNC đang được kỳ vọng tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thêm nhiều DN tham gia lĩnh vực này. ĐTTC đã trao đổi với ông ĐINH MINH HIỆP, Trưởng ban Quản lý Khu NNCNC TPHCM, về những thuận lợi và khó khăn của lĩnh vực này, cũng như những kiến nghị giúp NNCNC phát triển mạnh mẽ.

(ĐTTCO) -  Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) đang là xu hướng của nhiều doanh nghiệp (DN). Những cam kết mới đây của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo cơ chế và chính sách mở cho các DN đầu tư NNCNC đang được kỳ vọng tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thêm nhiều DN tham gia lĩnh vực này. ĐTTC đã trao đổi với ông ĐINH MINH HIỆP, Trưởng ban Quản lý Khu NNCNC TPHCM, về những thuận lợi và khó khăn của lĩnh vực này, cũng như những kiến nghị giúp NNCNC phát triển mạnh mẽ.

PHÓNG VIÊN: - Thưa ông, TPHCM là địa phương đầu tiên của cả nước có khu NNCNC và đến nay mô hình này được đánh giá thành công. Ông có thể chia sẻ về thành công này?  

Phát triển NNCNC đã được Nhà nước quan tâm, thể hiện qua các chủ trương chính sách lớn như Đề án Phát triển NNCNC đến năm 2020; Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC thuộc Chương trình quốc gia phát triển CNC đến năm 2020. Mục tiêu đến năm 2020 hình thành và phát triển gần 300 DN NNCNC tại mỗi vùng sinh thái nông nghiệp và 3-5 vùng NNCNC tại mỗi tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm.

Ông ĐINH MINH HIỆP: - Năm 2000, Phó Chủ tịch thường trực UBND TPHCM khi đó là ông Nguyễn Thiện Nhân đã đưa ra định hướng triển khai khoa học công nghệ vào một số lĩnh vực, trong đó có khái niệm công nghệ sinh học và mời chuyên gia Cuba qua tư vấn về vấn đề này.

Thời điểm này, Cuba là quốc gia nghèo và chịu cấm vận nhưng nền nông nghiệp của họ phát triển rất tốt nhờ áp dụng công nghệ sinh học. Sau đó, ý tưởng thành lập khu NNCNC và Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM đã được Thành ủy ủng hộ và đến giữa năm 2004, 2 đơn vị này chính thức được thành lập.

 Lãnh đạo TPHCM lúc đó đã xác định nông nghiệp tại TPHCM là nông nghiệp đô thị. Sau này định hướng xuyên suốt là nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả và bền vững. Để làm được điều này phải đưa khoa học công nghệ vào nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm trên một diện tích đầu tư, nâng cao giá trị gia tăng nông sản.

TP đã tham khảo các mô hình của các quốc gia nổi tiếng về lĩnh vực NNCNC như Israel, Hà Lan, Nhật Bản. Sau đó TP đã chọn công nghệ nhà màng, nhà lưới và tưới nhỏ giọt của Israel cho dự án khu NNCNC. Đến năm 2010, khu NNCNC đã nhập 8 nhà màng theo công nghệ Israel. Các chuyên gia nước này đã sang Việt Nam chuyển giao công nghệ và hỗ trợ triển khai.

- Trong quá trình thực hiện mô hình NNCNC, ông đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì?

- Thuận lợi lớn nhất là ngay từ đầu, lãnh đạo TPHCM rất ủng hộ dù lúc đó khái niệm NNCNC chưa phổ biến, sau này khi NNCNC phổ biến, sự ủng hộ càng cao hơn. Điều này rất quan trọng vì lĩnh vực này cần có đầu tư của Nhà nước làm vốn mồi công nghệ để triển khai cho người dân, bởi việc kêu gọi DN tư nhân đầu tư rất khó.

Bên cạnh đó, TPHCM có nguồn nhân lực trình độ cao nên việc hấp thu công nghệ, khai thác, địa phương hóa công nghệ, thích nghi hóa công nghệ triển khai rất thuận lợi.

Giá trị nông sản trên địa bàn TPHCM có giá trị cao hơn so với các tỉnh khác, tức có thị trường. Đồng thời, sau thời gian đầu Nhà nước đầu tư, do nhận thấy hiệu quả, các DN lớn cũng thay đổi cách nhìn và tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nhất là trong bối cảnh nhu cầu ngày càng cao về nông sản an toàn đã thúc đẩy việc đầu tư vào NNCNC.

Về khó khăn, đó là vốn đầu tư ban đầu rất lớn, trong khi việc vay vốn NH không hề dễ. Các NH dù hiểu nhà màng, nhà lưới có giá trị cao nhưng lại xếp vào loại công trình tạm và thanh khoản thấp. Nếu người vay không trả được nợ, NH siết nợ cũng không biết bán tài sản cho ai. Do đặc thù như vậy nên NH không nhận tài sản thế chấp này, hộ nông dân muốn làm NNCNC phải dùng nhà, đất thế chấp vay vốn.

Thứ hai, làm NNCNC cần phải có hiểu biết nhất định và phải tuân thủ kỹ thuật, trong khi nông dân chưa quen tác phong công nghiệp nên rất khó triển khai trên diện rộng. Thứ ba, việc phân biệt, nhận diện thương hiệu nông sản CNC và nông sản không phải CNC khó khăn. Đây là vấn đề cần quan tâm để cạnh trạnh và giá thành bán ra cao hơn.

- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu nâng gói tín dụng cho NNCNC từ 60.000 tỷ đồng lên 100.000 tỷ đồng. Đây là cơ hội để NNCNC TPHCM phát triển lên tầm mức cao hơn, thưa ông? 

Năm 2015, Khu NNCNC TPHCM và ngành nông nghiệp các tỉnh Phú Yên, An Giang và Vĩnh Long đã ký kết thỏa thuận hợp tác thu hút đầu tư CNC vào lĩnh vực nông nghiệp tại các địa phương này. Việc ký kết này giúp lan tỏa NNCNC đến các địa phương. Theo đó, TPHCM sẽ chuyển giao công nghệ, cũng như chia sẻ sự tham gia của các nhà đầu tư. Mục tiêu cuối cùng là tạo chuỗi cung ứng nông sản sạch và chất lượng cho TPHCM.

- Trong đợt về thăm tỉnh Hà Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đã có lời giải cho bài toán nông nghiệp Việt Nam, đồng thời yêu cầu nâng gói tín dụng cho NNCNC từ 60.000 tỷ đồng lên 100.000 tỷ đồng. Đây quả là tin rất vui. TPHCM đã chỉ đạo rà soát lại chính sách đối với lĩnh vực này, bởi ngoài vốn, vấn đề cốt lõi để thành công là phải sản xuất lớn.

Điều này liên quan đến việc tháo gỡ vướng mắc trong chính sách hạn điền, đồng ý cho tích tụ ruộng đất, mở hướng ra cho nông dân và DN. Bởi khi DN đầu tư vốn làm diện tích tương đối lớn, hình thành nền sản xuất tương ứng với NNCNC mới có giá trị tốt.

 Hiện lĩnh vực NNCNC tại TPHCM đã ổn vì TP đã có Quyết định 04 hỗ trợ phát triển nông nghiệp đô thị, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Còn với nguồn vốn 100.000 tỷ đồng Thủ tướng đề nghị, tôi nghĩ các DN nhỏ khó tiếp cận, có thể chỉ những thành viên trong Câu lạc bộ NNCNC như Thaco, Vingroup, FPT tiếp cận được.

Chúng tôi cũng mong muốn được kết hợp với các DN này để dùng chuyên môn phối hợp hỗ trợ triển khai công nghệ. Còn phía DN phụ trách vay vốn triển khai dự án, cung cấp nông sản xuất khẩu hay tiêu thụ trong nước theo chất lượng cao với giá thành vừa phải. Điều này vừa tốt cho DN vừa tốt cho người dân.

- Ông có kiến nghị gì đối với cơ quan quản lý trong vấn đề phát triển NNCNC?

- Định hướng của TPHCM là phát triển cây giống, con giống cung cấp cho các địa phương lân cận. Mô hình NNCNC thành công và hiệu quả cũng nhờ định hướng này. Thực tế, khu NNCNC tại TPHCM không thể sản xuất như các tỉnh vì không thể cạnh tranh được do chi phí đầu tư hạ tầng rất tốn kém.

Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp khi có chuỗi cung ứng, có sự liên kết của DN trong chuỗi sẽ rút ngắn quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ, loại bỏ khâu trung gian, từ đó người nông dân bán được giá tốt nhất và người tiêu dùng mua được giá tốt nhất. Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều khâu nhưng điểm mấu chốt là các khâu như giống, kỹ thuật canh tác, sơ chế bảo quản, nhận diện thương hiệu…

Vì thế, vấn đề quan trọng là cách tổ chức thực hiện. Nhiệm vụ của chúng tôi là dẫn dắt, hỗ trợ, lan tỏa công nghệ nhưng công việc đó không đơn giản. Vì vậy, TPHCM phải hình thành vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC. Trước mắt chỉ cần vài loại có nhu cầu tiêu thụ cao và có điều kiện làm tốt nhất như rau, hoa, cá kiểng.

Theo đó, chúng tôi sẽ triển khai với nông dân để làm ra những sản phẩm đi vào chuỗi cung ứng. Sở NN-PTNT cũng đã trình UBND TPHCM quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng CNC, chủ yếu ở các huyện Củ Chi, Bình Chánh và Cần Giờ. Chúng tôi sẽ hỗ trợ 3 huyện này về công nghệ và khai thác thế mạnh những nơi này.

Đầu tư NNCNC là xu hướng của nhiều DN hiện nay.

Đầu tư NNCNC là xu hướng của nhiều DN hiện nay.

Nhìn rộng ra, tôi đề xuất khu NNCNC TPHCM phải gắn với khu NNCNC của các tỉnh. Theo đó, chúng tôi sẽ nghiên cứu cũng như hấp thu công nghệ để chuyển cho các tỉnh, các tỉnh sẽ chuyển đến vùng sản xuất sau đó quay lại chuyển nông sản về cho TPHCM. Một điểm quan trọng nữa là nguồn nhân lực.

Hội Nông dân TP đã ủng hộ và đề xuất đề án với Thành ủy TPHCM về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho NNCNC. Đề án này có mấy điểm chính, như doanh nhân hóa nông dân để nông dân có thể tự tổ chức sản xuất, tự bán sản phẩm như DN, trang bị kiến thức về thị trường, quản trị, phát triển sản phẩm.

Đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao sản xuất nông nghiệp, hiện đại về tư duy, về kỹ thuật thao tác cũng như kỷ luật lao động. Đào tạo nông dân sản xuất kinh doanh giỏi dạy lại cho nông dân thay vì các cán bộ kỹ thuật. Đây cũng là những tiền đề để hình thành hợp tác xã kiểu mới, tạo được sản phẩm NNCNC.

- Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển rất cao nhưng cũng sản xuất những sản phẩm nông nghiệp mang tính chất toàn cầu. Trong khi đó, Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng chưa quan tâm vấn đề này. Vì sao lại như vậy, thưa ông?

- Phải nói đó là do vấn đề nhận thức. Người Nhật có tính kỷ luật cao và nhận thức về sức khỏe, sinh thái, cộng đồng rất cao. Điều này đã trở thành bảo chứng cho công nghệ cũng như nông sản của Nhật Bản. Còn ở Việt Nam, ngành nông nghiệp còn làm tùy ý, nhận thức chưa tới, dẫn đến tình trạng nông dân sản xuất ra không dám ăn.

Chỉ khi người dân bán sản phẩm mà chính họ cũng ăn được mới giải quyết được cốt lõi vấn đề. Nhật Bản đi trước quá lâu về mặt công nghệ và hiện Việt Nam tụt hậu quá xa. Lúc này chúng ta còn đang tính toán phân bón phải đạt quy chuẩn này nọ, trong khi Nhật Bản đã đi đến quy chuẩn tự nhiên, kích thích sản phẩm nông nghiệp phát triển tự nhiên.

Do đó, việc Việt Nam và Nhật Bản ký hợp tác toàn diện là điều rất tốt cho khu NNCNC TPHCM nói riêng và nền nông nghiệp Việt Nam nói chung. Đến thời điểm này, các đối tác Nhật Bản cũng đã hỗ trợ Việt Nam tích cực và trong khu NNCNC TP cũng đang triển khai một số dự án của Nhật Bản.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác