Cần thiết bài toán tổng thể

(ĐTTCO) - TPHCM đang tìm nhiều giải pháp để giảm thiểu ùn tắc giao thông. Theo các chuyên gia nếu chỉ các giải pháp của ngành giao thông là chưa đủ, mà cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Việc làm này đang trở nên cần thiết bởi phát triển hệ thống giao thông là yếu tố quyết định đến việc thực hiện “vun” và “giãn” dân như thế nào trong quy hoạch xây dựng không gian đô thị nhằm phân bố lại dân cư trên địa bàn TP, giúp giảm lượng người đổ dồn vào khu trung tâm nội thành.

(ĐTTCO) - TPHCM đang tìm nhiều giải pháp để giảm thiểu ùn tắc giao thông. Theo các chuyên gia nếu chỉ các giải pháp của ngành giao thông là chưa đủ, mà cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Việc làm này đang trở nên cần thiết bởi phát triển hệ thống giao thông là yếu tố quyết định đến việc thực hiện “vun” và “giãn” dân như thế nào trong quy hoạch xây dựng không gian đô thị nhằm phân bố lại dân cư trên địa bàn TP, giúp giảm lượng người đổ dồn vào khu trung tâm nội thành.

Tăng Thị Thu Lý, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn (SAMCO):

Dự án bến xe mới góp phần giảm ùn tắc

 

SAMCO hoạt động đa ngành nhiều lĩnh vực, mỗi ngành đều có vị trí trong sự phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM, trong đó ngành chính là sản xuất các sản phẩm cơ khí giao thông, vận tải và cung cấp dịch vụ về giao thông, vận tải chất lượng cao. Hiện nay SAMCO đang thực hiện 2 dự án lớn để góp phần chống và giảm ùn tắc giao thông.

Thứ nhất, dự án đầu tư xây dựng Bến xe Miền Đông giáp ranh với huyện Dĩ An (Bình Dương). Dự án có tổng diện tích 16ha và đã khởi công gói thầu số 1. SAMCO cam kết vào cuối năm 2017 sẽ đưa vào hoạt động nhà ga của bến xe, phần diện tích còn lại tiếp tục được thi công.

Thực tế Bến xe Miền Đông cũ đang rất căng thẳng về giao thông. Dù các cơ quan chức năng và Sở GTVT đã có rất nhiều nỗ lực nhưng tình trạng trên vẫn chưa được giải quyết triệt để. Vì thế, Bến xe Miền Đông mới sẽ giải quyết được nhiều vấn đề của bến xe cũ.

 Dự án lớn thứ hai của SAMCO là Bến xe Miền Tây đã lập kế hoạch chi tiết 1/500 tại xã An Phú Tây (Bình Chánh). Đến nay dự án đang được lấy ý kiến cộng đồng dân cư và dự kiến hoàn tất vào tháng 4-2017. Ngoài ra, SAMCO còn thực hiện đầu tư xây dựng một bến xe ở Ngã tư Ga cùng với việc lắp đặt hệ thống camera đảm bảo an ninh tại các bến xe trong TP.

Hệ thống xe buýt sử dụng nhiên liệu CNG của SAMCO hoạt động trong 2 năm qua là giải pháp giao thông xanh, thân thiện môi trường, là xu hướng phát triển giao thông bền vững. Đó là những công tác thiết thực SAMCO đang góp phần vào sự phát triển của ngành giao thông vận tải TP, đóng góp trong việc tổ chức lại không gian đô thị.

 Ông Nguyễn Kim Lân, nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thiết kế GTVT miền Nam:

“Vun” và “giãn” trên cơ sở thực lực

Vị thế TPHCM là trung tâm kinh tế nhưng phải có sự kết hợp với phát triển vùng. Khi nói về “vun” và “giãn” dân trong tổ chức không gian đô thị, yếu tố nào sẽ quyết định trong quá trình này. Theo tôi, yếu tố giao thông quyết định. Nếu giao thông đi trước, không thể “nén” hay “giãn” dân được.

Chẳng hạn khi có tuyến vận tải metro, đương nhiên ở đó năng lực vận tải lớn, dọc theo trục đường đó chúng ta có thể “nén” dân được, tức chúng ta có thể thực hiện xây nhà cao tầng. Trong trường hợp tuyến metro chậm hơn so với tiến độ quy hoạch, chúng ta đã thực hiện “nén” dân trước nên dẫn đến tình trạng kẹt xe. Do vậy phải cân đối vĩ mô trước khi quyết định vấn đề vi mô.

Còn về vấn đề “giãn” dân ra các đô thị vệ tinh, yếu tố giao thông cũng sẽ quyết định. Bởi phải có hệ thống vận tải khối lượng lớn để người dân di chuyển. Nhiều nước phổ biến là đường sắt và thời gian đi lại chỉ mất 1 giờ để tránh ảnh hưởng đến năng suất lao động. Hiện nay, trong tổ chức không gian đô thị có thể phân chia thành khu vực.

Thứ nhất là 15km hướng về trung tâm với hệ thống giao thông nội đô bao gồm tuyến metro, xe buýt. Khu vực thứ hai từ 30km trở ra là các đô thị vệ tinh, nếu hệ thống giao thông phát triển đồng bộ đô thị vệ tinh sẽ được kéo dài hơn.

Trong quy hoạch chúng ta tránh phát triển theo vết dầu loang. Nếu muốn liên kết vùng, TPHCM phải là đầu tàu kéo, các toa xe là các vùng lân cận. Và để cùng nhau phát triển, điều then chốt nhất vẫn là phải phát triển hệ thống giao thông tốt và tạo khối lượng vận chuyển lớn. Vì vậy, “vun” và “giãn” dân trên cơ sở năng lực cho phép. Vấn đề ùn tắc giao thông hiện nay cần nhìn thẳng vào sự thật, không được duy ý chí, cần tham khảo ý kiến đa chiều và thực tế để tìm ra giải pháp tối ưu.

 Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM:

Yếu tố giao thông và sinh kế

 

Phát triển hệ thống giao thông là tiền đề để phát triển đô thị, phát triển các dự án bất động sản. Những dự án bất động sản phát triển trong thời gian qua là những dự án nắm bắt thông tin về hạ tầng giao thông, quỹ đất. Nhiều tuyến đường ở TPHCM sau quy hoạch đã giúp bất động sản khu vực xung quanh phát triển mạnh mẽ.

Với chủ đề cuộc tọa đàm hôm nay, theo tôi không nên tách bạch 2 vấn đề “vun” và “giãn” dân bởi việc này có mối quan hệ chặt chẽ. Ngay trong nội thành, chúng ta đang thực hiện “vun” dân từ thấp tầng lên cao tầng.

Điển hình quận 1 có rất nhiều dự án cao tầng mọc lên mà nguyên thủy là dự án thấp tầng. Việc “nén” đô thị như vậy là cần thiết, giảm được nhà trệt, tiết kiệm diện tích... Còn việc phát triển hệ thống hạ tầng xung quanh các nhà nhà ga được gọi là cự ly vàng hay cự ly bạc, cần có quy định tổng thể, triển khai xây dựng cùng lúc để thực sự phát huy điểm mạnh này, tránh lãng phí cơ hội và đất đai bị chồng lấn tùy tiện, không theo kế hoạch đề ra.

Bên cạnh đó, trong vấn đề quy hoạch không gian đô thị thành phố cần nhìn vào con số thực tiễn hơn 10 triệu dân để thực hiện xây dựng đô thị phù hợp. Còn nói về “giãn” dân là từ khu vực nội thành ra khu vực ngoại thành, quy hoạch phát triển đô thị vệ tinh.

Các tin khác