Trung Quốc tìm mô hình kinh tế mới

(ĐTTCO) - Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc 6,9% trong năm 2015, rơi xuống mức thấp nhất 25 năm qua. Từ ngành công nghệ xe hơi đến địa ốc đều bị chựng lại, tiêu thụ nội địa quá yếu kém để trở thành lực đẩy. Trung Quốc đang đi tìm một mô hình phát triển mới. Giai đoạn chuyển tiếp đầy thách thức đang mở ra trước mắt Bắc Kinh.

(ĐTTCO) - Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc 6,9% trong năm 2015, rơi xuống mức thấp nhất 25 năm qua. Từ ngành công nghệ xe hơi đến địa ốc đều bị chựng lại, tiêu thụ nội địa quá yếu kém để trở thành lực đẩy. Trung Quốc đang đi tìm một mô hình phát triển mới. Giai đoạn chuyển tiếp đầy thách thức đang mở ra trước mắt Bắc Kinh.

Ngày 19-1 vừa qua, Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố tăng trưởng GDP đạt 6,9%, mức thấp nhất kể từ năm 1990. Tổng cục Thống kê Trung Quốc cũng nhấn mạnh đến giai đoạn chuyển tiếp của mô hình kinh tế nước này. Tiến trình chuyển tiếp đó dựa theo một số hướng: Đẩy mạnh tiêu thụ nội địa; phát triển mảng dịch vụ và giảm bớt trọng lượng của ngành công nghiệp nặng trên bàn cờ kinh tế. Về điểm thứ hai, lần đầu tiên các hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đem về đến 50,5% GDP, và đây là lĩnh vực có tỷ lệ tăng trưởng 8,3%. Ngân hàng Trung Tín, trụ sở tại Bắc Kinh, lạc quan cho rằng nền kinh tế thứ hai toàn cầu chưa được ổn định nhưng đang từng bước lấy lại thăng bằng. Tuy nhiên, các chuyên gia độc lập và nhiều trung tâm nghiên cứu quốc tế không mấy tin tưởng vào bức tranh màu hồng nói trên và không chia sẻ thái độ lạc quan này.

Nợ công Trung Quốc đã tăng lên gấp 4 lần trong thời gian ngắn kỷ lục từ năm 2007-2014, hơn 500 tỷ USD dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tan chảy vì các biện pháp bơm tiền hỗ trợ kinh tế, 3.000-5.000 tỷ USD “bốc hơi” trên thị trường tài chính Trung Quốc. Đó là những tin xấu dồn dập được phát đi từ Trung Quốc, nơi sản xuất ra đến 13% của cải toàn cầu. Nhưng điều gây hoang mang hơn cả là tỷ lệ tăng trưởng của quốc gia này đang từ 12% năm 2010 nay đã rơi xuống còn chưa đầy 7%.

Ngân hàng Anh Royal Bank of Scotland đưa ra nhận định: Trung Quốc đang trên đà điều chỉnh sâu rộng cơ cấu kinh tế, việc đó sẽ đem lại những hậu quả rất to lớn, bởi Bắc Kinh không thể tiếp tục kéo dài thời gian bằng cách cứ bơm thêm tiền vào hệ thống kinh tế. Để bảo đảm có đà tăng trưởng trên 10% cho những năm gần đây, Trung Quốc đã chấp nhận để núi nợ lớn dần. Mô hình này, theo Royal Bank of Scotland đã đụng tới mức giới hạn của nó, Trung Quốc giờ đây phải đối mặt với thất thoát tư bản và phải phá giá đồng tiền để duy trì lợi thế trong lĩnh vực xuất khẩu.

Tăng trưởng chậm đang là thách thức lớn của Bắc Kinh.

Tăng trưởng chậm đang là thách thức lớn của Bắc Kinh.

Cơ quan tư vấn Anh, Fathom Consulting trụ sở đặt tại London, khẳng định nền kinh tế Trung Quốc đang hạ cánh một cách nặng nề. Tỷ lệ tăng trưởng thật sự của nước này chỉ dao động 2-4%, một thành tích thấp hơn rất nhiều con số 7% Bắc Kinh đưa ra. Nói cách khác, không mấy ai tin tưởng vào báo cáo chính thức của Trung Quốc khi biết rằng, chỉ số tiêu thụ điện Trung Quốc 3 năm qua giảm 20%; hoạt động ngành vận tải đường sắt giảm 10% so với năm 2010; chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 10%; giá thành sản phẩm sụt giảm 42 tháng liên tiếp. Giới quan sát cho rằng những điều kiện đó, tăng trưởng gần với mức 3,8% hơn là ngưỡng 7% như các thống kê của Bắc Kinh.

Theo giải thích của Bắc Kinh, đây là hậu quả tất yếu trong tiến trình cải tổ cơ cấu: chuyển từ mô hình lấy xuất khẩu là chủ đạo sang mô hình tiêu thụ nội địa mới là động lực chính đem lại tăng trưởng. Vào lúc chính quyền Bắc Kinh còn đang đi tìm một mô hình phát triển mới, các nhà phân tích cho rằng mục đích duy nhất tìm những mảnh đất màu mỡ dễ kiếm lời. Từ 12 tháng qua, trung bình, hàng tháng có khoảng 150 tỷ USD được rút ra khỏi thị trường Trung Quốc để chuyển hướng đầu tư về các địa bàn hoạt động thuận lợi hơn. Đó cũng là một thách thức lớn của Bắc Kinh.

(Tổng hợp)

Các tin khác