Tại sao tài xế của quan tham lên chức to?

(ĐTTCO) - Câu trả lời khá đơn giản: Họ thường được lên chức to là nhờ đã "có công" lo liệu mọi chuyện nhằm che giấu việc "thủ trưởng" nhận hối lộ. Ngoài ra, các quan tham cũng sợ bị tài xế phản bội.

(ĐTTCO) - Câu trả lời khá đơn giản: Họ thường được lên chức to là nhờ đã "có công" lo liệu mọi chuyện nhằm che giấu việc "thủ trưởng" nhận hối lộ. Ngoài ra, các quan tham cũng sợ bị tài xế phản bội.

 Trong vụ án tham nhũng của Mạc Viễn Hàng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng phòng không nhân dân tỉnh Quảng Đông CCAD, nhân chứng quan trọng cung cấp chứng cứ buộc tội Mạc lại chính là Giang Hải Bân, tài xế của Mạc.

 Trong vụ án tham nhũng của Mạc Viễn Hàng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng phòng không nhân dân tỉnh Quảng Đông CCAD, nhân chứng quan trọng cung cấp chứng cứ buộc tội Mạc lại chính là Giang Hải Bân, tài xế của Mạc.

Tài xế lên làm Trưởng Văn phòng quận ủy

Một điển hình chuyện tài xế của quan tham Trung Quốc lên chức to là Vương Kim Thành, cựu tài xế của Biên Phi, cựu bí thư quận ủy Đại Danh, thị trấn Hàm Đan (Hà Bắc).

Khi nhắc đến Biên, dân địa phương đều thuộc nằm lòng quy tắc “muốn Biên làm việc thì phải chi tiền”. Tuy nhiên, điều đáng nói là tổng số hơn 100 triệu Nhân dân tệ tiền hối lộ đều không phải do Biên nhận trực tiếp, mà đều thông qua Vương, tài xế - còn gọi là "tài công" của Biên trong hơn 15 năm.

Vương giúp Bí thư Biên “lo liệu mọi chuyện”, từ nhận hối lộ đến che giấu mọi chứng cứ hối lộ. Không biết có phải vì Vương giỏi giúp lãnh đạo giữ bí mật hay không, mà Biên đề bạt Vương giữ chức Trưởng văn phòng quận ủy một cách vô điều kiện.

Tài xế lại được thăng chức thành trưởng phòng, chuyện này vào thời điểm đó đã gây ra không ít tranh cãi giữa các quan chức quận Đại Danh.

Theo một cán bộ từng là ủy viên quận ủy Đại Danh cho biết, để bổ nhiệm một cán bộ, các ủy viên quận phải qua nhiều lần bàn bạc rồi mới đưa ra quyết định.

Biên vì để đề bạt tài xế của mình đã tốn nhiều công sức vận động hành lang, nhờ vậy mà trong cuộc họp không có ai trong quận ủy phản đối, cán bộ này tiết lộ.

Từ khi lên giữ chức, tác phong làm việc của Vương rất kỳ lạ, trên thực tế là Vương gần như chưa bao giờ lên cơ quan làm việc, một cán bộ Văn phòng quận ủy tiết lộ.

Tuy nhiên, Vương thực sự là một đầy tớ trung thành của Bí thư Biên.

Trước khi bị bắt điều tra vào tháng 10.2015, Biên đã nghe được tin tức, đã nhờ Vương giúp tẩu tán một lượng lớn tiền và quà hối lộ.

Thậm chí khi bị thẩm vấn, Vương cũng nhất quyết không khai bất cứ chuyện gì về hành vi tham nhũng của Biên.

Cuối cùng, phải qua vài ngày dùng đến các biện pháp thẩm vấn đặc biệt, Vương mới chịu cung cấp thông tin.

Theo lời khai, để giúp Biên giấu giếm chứng cứ tham nhũng, chỉ trọng một đêm Vương đã đem toàn bộ tiền và quà hối lộ đến nhà của một người bà con ở quận Lâm Chương cất giấu.

Khi nhân viên điều tra đến tịch thu đã thấy, tổng cộng 56 bao tải tiền hối lộ của Biên chất đầy trong nhà người bà con của Vương.

"Có công" môi giới hối lộ

Dù đã chuyển đi nhiều nơi công tác, nhưng Vương Ngọc Khôn, cựu trưởng phòng giao thông quận Dĩnh Thượng, thị trấn Phụ Dương (An Huy), vẫn không đổi tài xế mà vẫn luôn sử dụng Tôn Cương, một "tài công" luôn rất “hiểu ý lãnh đạo”.

Tháng 10.2011, chính quyền quận đưa dự án xây dựng đường Hạ Tạ ra đấu thầu. Trương Trí Giáp, chủ một công ty xây dựng và là bạn cũ của Vương, muốn thắng thầu công trình này nên đã tìm đến Tôn để hỏi thăm.

Tôn đã hỏi ý Vương và Vương đã đồng ý, nhưng để tránh bị phát hiện, Vương đề nghị Trương không gặp trực tiếp mình mà thông qua Tôn để chuyển lời.

Từ đó cho đến khi thắng thầu, Tôn đều chủ động đứng ra làm trung gian nhận và đưa hối lộ giữa Trương- Vương. Khi vụ này thắng lợi, Trương đã tặng 20.000 Nhân dân tệ “tiền trà nước” cho Tôn, còn Vương nhận được 80.000 Nhân dân tệ.

Đến tháng 1.2015, Vương Ngọc Khôn bị tuyên án 11 năm tù vì tội nhận hối lộ, “tài xế hiểu ý lãnh đạo” Tôn Cương cũng không thoát tội, bị tuyên 5 năm 6 tháng tù.

Khi tài xế trở mặt

Lúc bình thường, lái xe luôn là người thân tín của quan chức, nên đồng thời cũng nắm giữ được nhiều bí mật. Vì vậy mà khi bị tài xế “trở mặt” thì quan chức xem như gặp phải phiền phức to.

Trong vụ án tham nhũng của Mạc Viễn Hàng, cựu Chủ nhiệm Văn phòng phòng không nhân dân tỉnh Quảng Đông (CCAD), nhân chứng quan trọng cung cấp chứng cứ buộc tội Mạc lại chính là Giang Hải Bân, lái xe của Mạc.

Khi mỏ khai thác đá Giang Môn xảy ra tai nạn cháy nổ năm 2006, ông chủ mỏ đá bị bắt, đã có người tìm đến Giang, muốn thông qua Giang chuyển lời nhờ Mạc giúp đỡ.

Mạc sau đó đã dùng ảnh hưởng và quan hệ trong giới tư pháp địa phương, giúp ông chủ được nhẹ tội và mỏ đá lại được tiếp tục hoạt động.

Khi bị bắt điều tra, Mạc một mực không nhận vụ này, nhưng tài xế Giang lại khai ra toàn bộ, còn đưa ra chứng cứ khiến sếp không còn đường chối cãi.

Một trường hợp khác là Lý Kiến Trung, cựu trưởng Phòng quản lý đường cao tốc thành phố Sán Đầu (Quảng Đông).

Khi bị thẩm vấn, Lý một mực chối việc dùng công quỹ mua xe sang tặng nhân tình, vậy mà tài xế họ Trịnh lại đứng ra làm chứng, cung cấp toàn bộ thông tin về thời điểm mua xe, chủ xe… cho cơ quan điều tra, khiến Lý chỉ có nước phải nhận tội.

Tuy nhiên, cũng có một số quan tham lại rất cẩn thận, không tin tưởng ai kể cả tài xế của mình.

Theo Thepaper.cn cho biết, Trương Đông Dương, cựu Viện trưởng Viện kiểm sát thành phố Thẩm Dương (Liêu Ninh), khi bị điều tra đã phát hiện Trương có đến hai căn biệt thự để ở, vậy mà nhiều tài xế, kể cả một tài xế họ Tưởng đã lái xe lâu năm cho Viện trưởng Trương khi được hỏi cũng không biết.

Thì ra, mỗi khi sắp đến nhà, Trương đều kêu tài xế dừng một đoạn cách nhà không xa, chờ tài xế lái xe đi thì Trương mới đi bộ về nhà để tránh bị “nắm thóp”, Thepaper.cn tiết lộ

Các tin khác