Putin sẽ châm ngòi Thế chiến thứ ba?

(ĐTTCO) - Nga có vẻ đã thắng tại Syria và NATO cũng như phương Tây sa lầy với hậu quả này. Tuy nhiên, không có gì bảo đảm rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khoanh tay để mặc Nga muốn làm gì thì làm ở biên giới. Và đó là nguyên do NATO có thể bị kéo vào Thế chiến thứ ba ở Trung Đông.

(ĐTTCO) - Nga có vẻ đã thắng tại Syria và NATO cũng như phương Tây sa lầy với hậu quả này. Tuy nhiên, không có gì bảo đảm rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khoanh tay để mặc Nga muốn làm gì thì làm ở biên giới. Và đó là nguyên do NATO có thể bị kéo vào Thế chiến thứ ba ở Trung Đông.

Quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên tồi tệ từ tháng 11/2015, khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay ném bom Nga tại khu vực biên giới Syria, giết chết một phi công Nga. Bắt đầu cuộc khẩu chiến giữa Moscow và Ankara khiến tất cả mọi người lo lắng, khi một nước sở hữu nhiều ngàn vũ khí hạt nhân và nước còn lại là thành viên NATO.

 

Theo Observer (Mỹ), quan hệ Nga-Thổ ngày càng trở nên căng thẳng có thể dẫn tới nguy cơ châm ngòi Thế chiến thứ ba. Hai nước đã từng trải qua vô số cuộc chiến trong suốt nhiều thế kỷ. Tuần qua, Kremlin đã thông báo các cuộc tập trận quy mô lớn tại các khu vực nằm sát Thổ Nhĩ Kỳ. Quân đội Nga được đặt trọng tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao, mức độ cao nhất trước khi bùng nổ chiến tranh. Bộ trưởng Quốc phòng Nga  Sergei Shoygu thông báo trên truyền hình “chúng ta bắt đầu kiểm tra đột xuất khả năng sẵn sàng chiến đấu ở hướng chiến lược tây nam”.

Hướng này chính là Thổ Nhĩ Kỳ. Các cuộc tập trận chớp nhoáng huy động quân khu phía nam và Hạm đội Biển Đen, vốn là những lực lượng liên quan sâu tới cuộc chiến của Nga tại đông Ukraine. Tuy nhiên, cuộc tập trận mới nhất này còn có sự tham gia của Hạm đội Caspian, nằm gần Ukraine.

Nó hàm ý rằng cuộc tập trận bất ngờ này được hoạch định để gửi thông điệp tới Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, thực tế chiến trường gần đây tại Syria cho thấy chính quyền của Bashar al-Assad đang dần đè bẹp đối lập, nhờ có trợ giúp quân sự của cả Nga và Iran. Quân đội Syria đang bao vây Aleppo, thành phố lớn nhất Syria và 50.000 người đã chạy khỏi thành phố.

Observer cáo buộc liên quân do Nga dẫn đầu đã sát hại hàng trăm dân thường trong tháng qua và nói rằng trong cuộc chiến tại thủ phủ Grozny của Chechnya giai đoạn 1994-1995, quân Nga đã giết khoảng 35.000 người Chechnya chỉ trong 6 tuần. Tờ báo này nêu thông tin chưa rõ tính xác thực trên để nói rằng phương Tây lo ngại một cuộc tắm máu sẽ diễn ra nếu như Aleppo thất thủ.

Pavel Felgenhauer còn viết một bài phân tích với cái tít đầy cảnh báo: «Nga bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc chiến lớn” và cho rằng đợt tập trận đột xuất ở phía nam Nga thực sự là vỏ bọc cho một sự khai chiến với Thổ Nhĩ Mỹ và do đó với cả NATO, nếu như Ankara được coi là tự vệ và có thể áp dụng điều khoản thứ 5 trong hiệp ước phòng vệ tập thể, quy định bắt buộc tất cả các thành viên khối NATO trợ giúp Thổ.

Tờ The New York Times lưu ý: “Bộ Quốc phòng Nga đã lệnh thực hiện nhiều cuộc tập trận đột xuất vòng 3 năm qua, trong bối cảnh căng thẳng Đông-Tây đã tồi tệ đi. Các cuộc tập trận diễn ra vào lúc chiến sự leo thang tại Ukraine và Syria”. Observer cho rằng, việc sử dụng các cuộc tập trận quy mô lớn thường được sử dụng làm bình phong cho các cuộc xâm chiếm là một thủ đoạn cũ của Moscow. Chiêu này đã được dùng vào tháng 8/1968 khi Liên Xô điều quân vào Czechoslovakia. Đó là lý do tại sao NATO thường giật mình khi Nga tiến hành các cuộc tập trận, trong khi các cuộc tập trận bất ngờ như tuần qua không tránh khỏi gây ra sự sợ hãi thời Chiến tranh Lạnh.

Felgenhauer còn phác thảo ra một kịch bản hợp lý đáng báo động. Trong khi lực lượng phiến quân cố thủ tại Aleppo theo kiểu trận Stalingrad trong Thế chiến hai, quân đội Syria được Nga hậu thuẫn bắt đầu cuộc chiến vây hãm thành phố kéo dài, sử dụng hỏa lực dữ dội, gây ra một cơn ác mộng nhân đạo chưa từng thấy nhiều thập kỷ nay, một thảm kịch tương tự Sarajevo giai đoạn 1992-1995. Tuy nhiên, bất cứ người Thổ Nhĩ Kỳ nào cũng không được rời khỏi vòng vây, ngay cả khi có sự nhất trí của Liên hợp quốc, sẽ nhanh chóng rơi vào một cuộc chiến toàn diện.

Felgenhauer viết: “Nga đã bắt đầu triển khai lực lượng và các nguồn lực cho một cuộc chiến lớn với Thổ Nhĩ Kỳ”. Observer cho rằng, ông Putin đã quyết giúp chế độ Assad giành chiến thắng trong cuộc nội chiến đẫm mãu, trước hết là ở phía bắc, xung quanh Aleppo và bất cứ động thái nào của Thổ Nhĩ Kỳ hay NATO ngăn chặn việc này cũng sẽ gây đụng độ. Do đó, tổng thống Mỹ Barack Obama đã phó mặc cho ông Putin mặc sức làm gì mình thích tại Syria.

Cuộc chiến Yom Kippur năm 1973, khi Mỹ và Liên Xô tiến sát ngưỡng một cuộc chiến siêu cường đã được tác giả Felgenhauer nhắc lại – thừa nhận rằng nó đã kết thúc có hậu khi đã tránh được một cuộc chiến tranh hạt nhân nhờ ngoại giao khôn ngoan.

Nhưng Pavel Felgenhauer là ai? Observer xác minh đây không phải là một kẻ hay thích phán bừa dựa trên thuyết âm mưu để lấy oai tầm thường, mà Felgenhauer chính là một nhà phân tích quân sự hàng đầu của Nga, vốn có quan hệ khăng khít với giới quân sự Nga. Tác giả này thường xuyên phê phán quân đội cũng như chính quyền Nga.

Đáng chú ý, Felgenhauer thường công bố các phân tích của mình trên tạp chí Novoe Vremya (New Times) của Ukraine bởi lẽ các bài viết hàm chứa nhiều sự thật của ông ta không được hoan nghênh tại Nga. Đáng nói là các dự đoán của Felgenhauer thường chính xác (chẳng hạn như ông đã tiên báo trước hai tháng về cuộc chiến Georgia vào tháng 8/2008, trước khi nó nổ ra).

Đây chính là điều lãnh đạo NATO lo lắng hiện nay: Sau nhiều năm biểu hiện sự yếu ớt và trù trừ, chính quyền Obama có thể tự dồn mình vào góc do hành động táo bạo của Nga.

Liệu lời cảnh báo của Felgenhauer có được chứng thực? Observer cho biết, nhiều người bên trong chính giới phương Tây cũng có suy nghĩ tương tự. Bằng cách mặc ông Putin thích làm gì tùy ý tại Syria, ông Obama đã tạo ra một tình hình rất nguy hiểm tại khu vực. Với việc từ bỏ «ranh giới đỏ » vào tháng 9/2013 (ý muốn nói việc phương Tây cáo buộc chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học. Ông Obama từng tuyên bố đây là lằn ranh đỏ để phát động cuộc tấn công vào Syria), Nhà Trắng thực tế đã trao chính sách đối ngoại của Mỹ ở đó cho Putin. Và qua đó, sự bất lực của chính quyền Obama với các sự kiện tại Syria đang dần lộ rõ.

Một quan chức cao cấp NATO đã ví thời điểm hiện nay nhạy cảm tương tự như tình hình Sarajevo trước đây. Nhưng không ai biết « lằn ranh đỏ" Mỹ không thể dung thứ với Nga là gì. Nhất là việc này trùng hợp với những phản ứng không đúng mực của Thổ Nhĩ Kỳ, điều có thể tạo ra một cơn ác mộng xung quanh Aleppo.

Theo Observer, ông Putin đã ra tay trước sự lui bước của ông Obama để cứu đồng minh tại Syria. Nga có vẻ đã thắng tại Syria và NATO cũng như phương Tây sa lầy với hậu quả này. Dường như có rất ít cơ may Nhà Trắng làm gì đó với người Nga tại Syria.

Tuy nhiên, không có gì bảo đảm rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khoanh tay để mặc Nga muốn làm gì thì làm ở biên giới nước này. Và đó là nguyên do NATO có thể bị kéo vào Thế chiến thứ ba ở Trung Đông. Những cái đầu lạnh hơn có thể thắng thế và tất cả mọi người nên hy vọng họ sẽ làm như vậy, Observer khuyến cáo.

Các tin khác