Những toan tính của Bắc Kinh ở Myanmar

(ĐTTCO) - Ý đồ Trung Quốc chiếm đất nông dân Myanmar đến từ việc xây một cảng nước sâu và một đặc khu kinh tế ở vùng biển phía tây Myanmar.

(ĐTTCO) - Ý đồ Trung Quốc chiếm đất nông dân Myanmar đến từ việc xây một cảng nước sâu và một đặc khu kinh tế ở vùng biển phía tây Myanmar.

 Nhân công xây dự án Kyaukphyu

Nhân công xây dự án Kyaukphyu 

Theo báo The Wall Street Journal (WSJ), việc TQ từng ủng hộ chế độ quân sự Myanmar, tổ chức các dự án gây tranh cãi ở nước này cho thấy: TQ là một thách thức ở Myanmar, nơi mà nhiều người dân đang đoan chắc TQ vội vã cướp đất, khoáng sản và gỗ của Myanmar.

Ý đồ Trung Quốc chiếm đất nông dân Myanmar được WSJ dẫn: năm 2008, các tướng Myanmar trao cho Tập đoàn dầu khí quốc gia TQ quyền xây các tuyến ống dẫn dầu khí, khiến hàng ngàn dân làng bị giải tỏa-di dời.

Năm 2011, sự lo ngại môi trường khiến chính phủ dân sự Myanmar vội hoãn một dự án thủy điện lớn của TQ ở vùng Myitsone. Chính phủ kế tiếp của bà Aung San Suu Kyi sẽ phải ra quyết định về dự án này.

Năm 2013 đã xảy ra những vụ biểu tình chống một công ty (thuộc nhà nước TQ) khai thác mỏ đồng Letpadaung ở miền trung Myanmar, dẫn đến những vụ đánh nhau giữa người biểu tình với cảnh sát, trước khi một ủy ban do bà Aung San Suu Kyi dẫn đầu quyết đóng cửa rồi cho mở lại.

Công ty TQ đang tính đi vào sản xuất trong mùa xuân này, giữa lúc các cuộc phản đối vẫn tiếp diễn.
Vach tran y do Trung Quoc chiem dat cua nongdan Myanmar-hinh-anh-1
Con cái thợ mỏ ở mỏ đồng Letpadaung 

Dự án đặc khu kinh tế “hứa hẹn cải thiện đời sống” nông dân

Những vụ tranh cãi này đang đè nặng lên chính phủ kế tiếp. Đảng Liên đoàn tự do vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi sẽ chọn một vị tổng thống mới trong tháng 3 và nắm quyền lực từ tháng 4 tới.

Han Thar Myint, chủ nhiệm ủy ban kinh tế của LND, nói sẽ xem xét lại các dự án từng trao cho TQ: “Khi chúng tôi nắm chính quyền, chúng tôi sẽ xem xét tất cả các dự án lớn, gồm dự án Kyaukphyu, trước khi quyết dự án nào phù hợp với đất nước chúng tôi”.

Ông cho biết thêm rằng các đảng viên NLD bức xúc vì không được lấy ý kiến việc trao hợp đồng thực hiện dự án Kyaukphyu cho Tập đoàn Citic (TQ) hồi tháng 12.2015.

Dự án Kyaukphyu là xây một cảng nước sâu gồm một đặc khu kinh tế. Nhằm thu phục sự ủng hộ dự án, vài ngày qua, nhân viên Citic huấn luyện cư dân Kyaukphyu để họ có kỹ năng lao động trong đặc khu kinh tế.

Lãnh đạo Citic tuyên bố họ trúng thầu minh bạch, bình đẳng, có xem xét quyền lợi của các cổ đông dự án.

Tuyên bố chi tiết bất thường của Citic để trả lời các thắc mắc cho thấy họ muốn giải quyết những nghi ngờ về mục đích của TQ ở Myanmar.   

Khi được hỏi, nhiều dân làng Kyaukphyu bày tỏ sự nghi ngờ nghiêm trọng về nỗ lực của TQ. Nhiều người sợ họ bị chuyển đến các vùng đất không thích hợp cho việc trồng trọt và sợ không có kỹ năng cho ngành nghề mới.

Những người khác thì biết rõ kinh nghiệm từ tuyến ống dẫn dầu lân cận. Bà Ma Lone Thwin chuyên chăn gia súc, nói: “Người TQ đã chiếm ruộng tôi để xây tuyến ống này vài năm trước. Tôi không muốn bị giải tỏa lần nữa”.

Người phát ngôn Aung Kyaw Than của ủy ban trao quả thầu cho Citic nói, chỉ có một số ít dân làng phải tái định cư và dự án này sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho bang Rakhine.

Citic cho biết kế hoạch này dài 7 năm, họ nỗ lực thu được sự ủng hộ của quan chức và cư dân địa phương, thông qua đối thoại và hỗ trợ tài chính hàng triệu USD.  

Tập đoàn này nói hy vọng chính phủ mới sẽ “tôn trọng các quy tắc thương mại được quốc tế công nhận để bảo đảm cho dự án được trôi chảy.

Nhưng vẫn có người nói dự án Kyaukphyu chẳng đem lại lợi ích nào cho cư dân địa phương.

Nhà kinh tế học David Dapice ở Trung tâm Ash của đại học Harvard, nói: “Với tôi, đây là một vụ TQ chiếm đất chứ không phải là một vụ đầu tư thương mại. Các vùng kỹ nghệ thì gần các trung tâm dân cư chứ không ở giữa vùng đồng không mông quạnh thế này”.

Những tính toán của Bắc Kinh ở Myanmar

Dự án cảng nước sâu gồm một đặc khu kinh tế sẽ giúp Bắc Kinh thực hiện tham vọng hiện diện ở Ấn Độ Dương và Nam Á, cũng như phục hồi vị thế được ưu ái mà chế độ quân sự trước đây của Myanmar giành cho TQ.

Việc Bắc Kinh quyết giữ tầm ảnh hưởng ở Myanmar là một bài thuốc thử sớm cho chính phủ kế tiếp của bà Aung San Suu Kyi, trong việc cân bằng giữa sự phản đối của người dân về mối quan hệ với TQ, vốn cũng là đối tác kinh tế hàng đầu của Myanmar.  

Chính phủ mới sẽ phải cân nhắc cảm xúc chống TQ của người dân Myanmar và của những người phản đối dự án Kyaukphyu, vì phải tránh làm “ông láng giềng lớn phía bắc” bực tức, theo WSJ.

Vai trò lớn của TQ ở Myanmar đã phát triển trong giai đoạn phương tây cấm vận các tướng lĩnh nước này, khiến Myanmar không có nhiều lựa chọn kinh tế.

Nhưng từ năm 2011, tầm ảnh hưởng của TQ suy giảm, khi một chính phủ dân sự nghiêng về phương tây nhằm thoát bị cô lập cũng như nới lỏng tầm kiểm soát của TQ.

Các dữ liệu chính thức cho thấy: nguồn đầu tư trực tiếp của TQ vào Myanmar từ năm 2015 đến tháng 1.2016 chỉ còn 688 triệu USD, so với 8 tỉ USD. Các nguồn đầu tư khác gồm nhiều nước phương tây đạt tổng cộng 7 tỉ USD từ năm 2011.

Vài năm gần đây, TQ ráng gây thiện cảm với bà Aung San Suu Kyi, để giữ Myanmar trong tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh, thuyết phục bà không nghiêng về phương tây.  

Hồi tháng 11.2015, bà Aung San Suu Kyi gặp Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, nơi cũng tiếp đón nhiều chính khách của bang Rakhine, nơi xây dựng dự án cảng nước sâu-đặc khu kinh tế.

Trong tuyên bố, Citic gọi Myanmar là “thị trường chiến lược quan trọng nhất ở Đông Nam Á”.

Yun Sun, một chuyên gia về quan hệ Myanmar-TQ ở tổ chức nghiên cứu Stimson Center (Mỹ) nói: “Sau khi bị thiệt hại nặng ở Myanmar, Kyaukphyu trở thành một biểu tượng phải có về sự hiện diện và tầm ảnh hưởng tiếp diễn của TQ ở Myanmar. Chính phủ Myanmar sắp tới “có nguy cơ lớn vứt bỏ mối quan hệ với TQ vào vực sâu” nếu Myanmar hủy dự án này.

Các tin khác