Lựa chọn duy nhất của Trung Quốc

(ĐTTCO) - Theo Stephen Roach – chuyên viên cấp cao thuộc ĐH Yale, đồng thời là cựu chủ tịch Morgan Stanley Châu Á nhận định “Nâng cao năng suất và cải cách trọng cung là lựa chọn duy nhất của Trung Quốc nếu muốn tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình mà hầu hết quốc gia đang phát triển đều vấp phải.”

(ĐTTCO) - Theo Stephen Roach – chuyên viên cấp cao thuộc ĐH Yale, đồng thời là cựu chủ tịch Morgan Stanley Châu Á nhận định “Nâng cao năng suất và cải cách trọng cung là lựa chọn duy nhất của Trung Quốc nếu muốn tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình mà hầu hết quốc gia đang phát triển đều vấp phải.”

Chuyên gia kinh tế đến từ Societe Generale nhận định: “Cải cách trọng cung nổi lên trở thành khẩu hiện hàng đầu trong các cuộc đàm luận của giới làm chính sách Trung Quốc.”

 

Trong những ngày tháng 10, giới chức Trung Quốc đã có buổi họp kín tại Bắc Kinh bàn về kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm tới. Tại đây, một bước chuyển mình lớn trong chính sách của Trung Quốc được ra đời.

Các nhà hoạch định chính sách tổng kết lại rằng nỗ lực kích cầu trong suốt một năm qua với lãi chính sách cắt giảm lãi suất và chi tiêu tài khóa mở rộng đã ít nhiều thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, mục tiêu duy trì tốc độ phát triển ở mức thấp nhất là 6,5% cho đến năm 2020 của Chủ tịch Tập Cận Bình có nguy cơ đổ vỡ.

Phiên họp cũng đề cập đến một vấn đề khá quan trọng và mới mẻ đó là đẩy mạnh các biện pháp cải cách trọng cung, ví dụ như đối phó với tình trạng năng suất dư thừa của các doanh nghiệp nhà nước hay vấn đề giảm thuế. Áp dụng thuyết trọng cung - có nghĩa là tăng năng suất và giảm hàng rào thuế - có thể tái củng cố khu vực kinh tế công đồng thời tạo cơ hội cho khối tư nhân tham gia.

Nếu được thông qua, sự kiện này sẽ đánh dấu một sự thay đổi lớn trong đường lối chính sách của Trung Quốc và thừa nhận rằng chính sách “troika” trước đây (chính sách tập trung vào đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu) chưa đủ mạnh để giúp chính phủ hoàn thành tham vọng đến năm 2020.

Lựa chọn duy nhất

Theo Stephen Roach – chuyên viên cấp cao thuộc ĐH Yale, đồng thời là cựu chủ tịch Morgan Stanley Châu Á nhận định “Nâng cao năng suất và cải cách trọng cung là lựa chọn duy nhất của Trung Quốc nếu muốn tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình mà hầu hết quốc gia đang phát triển đều vấp phải.”

Brazil cũng đã từng có những cuộc tranh luận nảy lửa về vấn đề này. Trước khi có thể chạm tới địa vị quốc gia giàu có thì Brazil đã phải phát triển ì ạch với mức thu nhập bình quân ở mức trung bình. Làm sao để tránh khỏi số phận đó? Đó là động lực đằng sau kế hoạch 5 năm mà Trung Quốc đã đặt ra hồi tháng 3 vừa qua. Tuy nhiên sau đó Trung Quốc đã phải chứng kiến những con số đáng thất vọng. 5.000 tỷ USD bốc hơi khỏi TTCK. Nền kinh tế phản ứng thờ ơ sau 6 lần giảm lãi suất. Yêu cầu thay đổi một lần nữa được dấy lên.

Sau phiên họp tháng 10, một loạt chính sách được ban hành: chính sách một con được dỡ bỏ, quy chế niêm yết cổ phiếu dễ dàng hơn, hệ thống đăng ký hộ khẩu cũng được thả lỏng giúp lao động dịch chuyển dễ dàng hơn.

Cánh tay phải về vấn đề kinh tế của ông Tập – ông Lưu Hà cũng là một trong số những người ủng hộ cải cách trọng cung.

Di sản của cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ

Niềm tin vào di sản cải cách doanh nghiệp nhà nước mà cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ đã làm trong những năm 1990 vẫn còn đó. 60.000 công ty nhà nước không hiệu quả phải đóng cửa, 40 triệu công nhân mất việc. Ngành ngân hàng lúc đó cũng bị sờ gáy. Tại hội nghị không chính thức ở Bắc Đới Hà hồi tháng 8, giới lãnh đạo đã viện đến lời khuyên của ông về vấn đề cải cách. Ông Chu đã thiết lập một nền kinh tế tăng trưởng nóng suốt một thế kỷ trước. Năm nay, may mắn thì Trung Quốc sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng 7%.

Cải cách trọng cung cũng không phải là ý tưởng mới. Năm 2013, ủy ban nhà nước công bố danh sách một loạt các ngành bị đánh giá là dư thừa năng suất kinh niên.

Hiệu trưởng trường phát triển quốc gia Bắc Kinh nhận định “Cải cách trọng cung là một quá trình dài hơi và trong ngắn hạn khó có ảnh hưởng rõ rệt. Trung Quốc cần nhiều nhu cầu hơn bây giờ. Chúng ta nên tận dụng khả năng sản xuất chứ không phải là cắt giảm nó.”

Tờ Tân Hoa Xã đưa ra quan điểm rằng “công nghiệp là xương sống của nền kinh tế.” Điều đó có nghĩa là dịch vụ và tiêu dùng không đủ để tăng trưởng. Mục đích chuyển đổi mô hình kinh tế là “nâng cao sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống chứ không phải là khiến cho nó trở nên ít quan trọng.”

Các tin khác