Đông Á sẽ phát triển nhanh nhất thế giới

Trong báo cáo "Cập nhật kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương" được công bố ngày 7-4, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết các nước đang phát triển ở Đông Á sẽ đạt tăng trưởng kinh tế ở mức 7,1% trong năm nay nhờ nền kinh tế toàn cầu ổn định và khu vực này trụ vững trước tác động của việc Hoa Kỳ cắt giảm gói kích thích kinh tế.

Trong báo cáo "Cập nhật kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương" được công bố ngày 7-4, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết các nước đang phát triển ở Đông Á sẽ đạt tăng trưởng kinh tế ở mức 7,1% trong năm nay nhờ nền kinh tế toàn cầu ổn định và khu vực này trụ vững trước tác động của việc Hoa Kỳ cắt giảm gói kích thích kinh tế.

KCN Shekou ở Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc. (Nguồn: TTXVN)
KCN Shekou ở Thâm Quyến, Quảng Đông,
Trung Quốc. (Nguồn: TTXVN)

Theo WB, với mức tăng trưởng dự đoán này, Đông Á sẽ trở thành khu vực phát triển nhanh nhất thế giới.

WB dự báo tốc độ tăng trưởng tại Trung Quốc - cường quốc kinh tế trong khu vực - sẽ giảm từ 7,7% năm 2013 xuống 7,6% năm 2014 do tiến hành những cải cách cơ cấu. Ngoại trừ Trung Quốc, các nước đang phát triển trong khu vực sẽ đạt mức tăng trưởng 5%, giảm nhẹ so với mức 5,2 % hồi năm ngoái.

Phó Chủ tịch WB phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, Axel van Trotsenburg cho biết Đông Á-Thái Bình Dương đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính của thế giới kể từ khi bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Theo ông Trotsenburg, khu vực này sẽ phát triển với tốc độ khá ổn định và thích nghi với tình hình tài chính toàn cầu được thắt chặt hơn.

Theo WB, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) quyết định cắt giảm chương trình kích thích kinh tế, các nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn trụ vững trước nguy cơ nguồn vốn chảy ra do quyết định trên của FED. Các nước này có đủ dự trữ để chi trả cho hoạt động thương mại nhất thời và đối phó với các cú sốc từ bên ngoài. Theo WB, hoạt động thương mại toàn cầu được cải thiện sẽ giúp khu vực tăng trưởng bất chấp việc các thị trường tài chính toàn cầu bị thắt chặt.

Mặc dù vậy, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương thuộc WB, Bert Hofman cho biết khu vực này vẫn dễ tổn thương trước những diễn biến bất lợi trên thế giới như sự phục hồi chậm hơn dự đoán tại những nền kinh tế phát triển, lãi suất tăng và giá cả hàng hoá biến động do căng thẳng địa-chính trị gần đây ở Đông Âu.

Các tin khác