Bẫy tiền ảo

(ĐTTCO) - Lĩnh vực tiền tệ luôn cuốn hút nhiều người vì ma lực của đồng tiền, của lợi nhuận cao, gần đây lại nổi lên các loại tiền mới, tiền kỹ thuật số, được báo chí lăng xê, thổi phồng nào là “máy đào tiền khủng,” siêu lợi nhuận.

(ĐTTCO) - Lĩnh vực tiền tệ luôn cuốn hút nhiều người vì ma lực của đồng tiền, của lợi nhuận cao, gần đây lại nổi lên các loại tiền mới, tiền kỹ thuật số, được báo chí lăng xê, thổi phồng nào là “máy đào tiền khủng,” siêu lợi nhuận.

Vậy thực hư về tiền kỹ thuật số thế nào? Có thể mơ trở thành tỷ phú với tiền này như hứa hẹn không? ĐTTC xin cung cấp những thông tin chân thực về vấn đề này đến bạn đọc.

 

Tiền kỹ thuật số

Ngày nay có rất nhiều đồng tiền kỹ thuật số mới ra đời như Bitcoin, Ilcoin, OneCoin… Tiền kỹ thuật số có những ưu điểm hơn hẳn so với đồng tiền giấy, tiền kim loại truyền thống như chi phí in đúc, vận chuyển, phát hành, bảo quản rẻ hơn; độ an toàn, chống giả cao; chuyển khoản ngân hàng trên toàn cầu có thể được thực hiện một cách tức thời, an toàn và tiết kiệm; khả năng thúc đẩy thương mại điện tử toàn cầu phát triển thông qua mạng Internet, các thiết bị điện tử thông minh; ngoài ra nếu nó được chấp nhận là đồng tiền chung cho thế giới, không phân biệt quốc gia thì sẽ là một lợi thế nổi trội của đồng tiền quốc tế.

Dự báo, trong một tương lai không xa, đồng tiền kỹ thuật số sẽ dần dần thay thế những đồng tiền truyền thống, đây là một quy luật của phát triển. Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều phương tiện thanh toán như vỏ ốc, lông vũ, da thú… rồi đến đồng tiền kim loại, tiền bạc, tiền vàng, tiền giấy. Năm 1950, tiền thẻ tín dụng (tiền điện tử) đầu tiên ra đời ( Thẻ Diners Club) dùng để trả tiền ăn trong các nhà hàng ở Mỹ. Hai năm sau Ngân hàng quốc gia Franklin phát hành thẻ tín dụng ngân hàng đầu tiên. Hiện nay thẻ tín dụng đã phổ biến toàn cầu, nhưng lại xuất hiện những mặt không an toàn của nó.

Năm 1993, lần đầu tiên xuất hiện tiền “tiền kỹ thuật số” – DigiCash, người ta chế tạo Thẻ thông minh (SMART CARD) gắn con chip trên đó có ghi rõ thông tin về số tiền còn trong tài khoản. Đến 2008 những đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên đã ra đời là đồng Bitcoin, tiếp sau đã có hàng loạt đồng tiền khác cũng liên tiếp ra đời.

Tiền kỹ thuật số: Bitcoin. (Ảnh: commons.wikimedia.org)TiềTiền kỹ thuật số Bitcoin. (Ảnh: commons.wikimedia.org)

Những đồng tiền này bước đầu đã gây sự chú ý của xã hội, đánh dấu một bước tiến trong lịch sử tiền tệ của loài người, nhưng vì nó chưa phải là do các ngân hàng phát hành, chưa được luật pháp công nhận, nên còn nhiều ngờ vực trong công chúng, có nước công nhận, có nước chưa công nhận. Mặt khác, những chủ công ty đưa ra các loại tiền mới này chưa thực sự thực hiện đúng chức năng tiền tệ của nó là chức năng thanh toán, chức năng cất trữ, mà lại đưa vào kinh doanh như một loại hàng hóa, thậm chí còn là hàng để bán đa cấp nên đã tạo ra nhiều rắc rối. Nhiều trường hợp đã bị bắt ở Mỹ, Nhật…

Nhưng cơ bản là không thể phủ nhận chức năng hàng hóa tiền tệ của nó, nên vì vậy mà tháng 10/2015, Bitcoin và một số loại đồng tiền kỹ thuật số khác đã được Liên minh châu Âu chính thức chấp nhận gây chấn động toàn cầu, nhiều nước cũng đã nghiên cứu để sớm đưa vào ứng dụng, trong đó có Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Ngày 21/1, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) tuyên bố sẽ sớm phát hành loại tiền kỹ thuật số riêng của nước này bởi những lợi ích đặc biệt của nó so với loại tiền truyền thống.

Nhưng đưa OneCoin vào kinh doanh đa cấp lại là chuyện khác

Báo chí đã đưa tin nhiều về các loại hình kinh doanh đa cấp, với lợi nhuận cao đã thu hút hàng trăm nghìn người vì giấc mơ muốn làm giàu nhanh chóng nhưng không cần lao động, hậu quả là mất tiền mà không biết kêu ai, vì họ lấy tiền của người trước trả người sau, đã tạo ra rất nhiều bất ổn tại Việt Nam và làm cho nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Hàng loạt những người kinh doanh công ty đa cấp lừa đảo đã bị bắt như vụ Công ty MB24, Cộng đồng Việt, Tâm Mặt Trời và Công ty Liên kết Việt.

Nhưng còn với loại hình kinh doanh đa cấp của tiền kỹ thuật số thì quá mới, thực tế cũng có người đã giàu lên vì nó khi đồng Bitcoin tăng giá liên tục từ 2009 đến 2013? Liệu có nên đầu tư vào đó không? Chuyện OneCoin đưa ra lãi suất khủng, tạo giấc mơ tỷ phú mà không cần lao động có hợp lý không?

Những kiểu bán đa cấp tiền ảo được gọi chung là scamcoin đã xuất hiện với những tên gọi như OneCoin, GemCoin, Ilcoin,… với phương thức là người chơi nộp một số tiền rất lớn để “đặt” nhận coin, hứa hẹn giá trị tăng cực kỳ nhanh. Họ dẫn chứng việc Bitcoin được tăng giá từ năm 2009 tới 2013 để lừa người dân đổ tiền “đầu tư” vào những scamcoin này, tại Mỹ các hình thức Gemcoin đã bị chính phủ cấm từ tháng 10/2015.

Hiện tại, luật pháp Việt Nam chưa có quy định và luật bảo vệ người tiêu dùng về tiền kỹ thuật số, vì vậy khi người dùng bị lừa đảo, nguy cơ bị mất trắng là rất cao.

Chuyện OneCoin đưa ra lãi suất khủng, tạo giấc mơ tỷ phú mà không cần lao động có hợp lý không? (Ảnh: Youtube)Chuyện OneCoin đưa ra lãi suất khủng, tạo giấc mơ tỷ phú mà không cần lao động có hợp lý không? (Ảnh: Youtube)

Chuyện giấc mơ tỷ phú OneCoin ở Việt Nam?

Theo Báo Lao động đưa tin về giấc mơ tỷ phú OneCoin, “đầu tư hơn 500 triệu đồng, sau một tháng lãi 1 tỷ, sau 1 năm lãi 15-16 tỷ đồng…” Mạng lưới tham gia tiền ảo OneCoin tại Việt Nam dự đoán hiện có tới 20 thành viên và ở thời điểm này, cộng đồng OneCoin Việt Nam đang dậy sóng với đợt bán hàng gói Vàng sẽ kết thúc ngày 20/2 tới.

Cũng theo Báo Lao động, một trong những lời quảng cáo khá ngây ngô mà anh M (thành viên hạng Blue Diamond của OneCoin Việt Nam) thao thao tại cuộc gặp gỡ các nhà đầu tư diễn ra ở một nhà hàng tại Hà Nội hồi đầu tháng 2 là: “Anh chị nhớ mấy vụ đánh bom gần đây không? Tiền ảo Bitcoin được chuyển cho bọn khủng bố nên giờ đây đồng tiền này không còn được ưa chuộng. OneCoin ra đời sau có nhiều ưu điểm hơn và sẽ trở thành đồng tiền điện tử bá chủ thế giới.”

OneCoin được quảng bá như một đồng tiền ưu việt khi không sợ lạm phát, không sợ bị rách nát, lãi suất gửi tiết kiệm “khủng” lên tới 11 – 13%/năm. Thủ tục để đăng ký làm thành viên khá dễ dàng, khách hàng chỉ cần “chồng” đủ tiền và nộp bản photocopy hộ chiếu hoặc chứng minh thư. Để minh chứng cho sự kỳ diệu của OneCoin, một thành viên của OneCoin Việt Nam quảng cáo: “Kể cả khi chiến tranh, động đất thì khách hàng cũng không lo mất tiền…”

Các thành viên OneCoin Việt Nam liên tục hối thúc các nhà đầu tư (NĐT) mua “Gói vàng” (Mẹ bồng con) trị giá 521 triệu đồng bởi gói này sẽ chỉ bán đến ngày 20/2/2016 là kết thúc. Bằng những lời quảng cáo mùi mẫn, anh M khoe: “Sắp tới em lãi khoảng 1 tỷ đồng/tháng. Hôm qua em gửi tiết kiệm 300.000 OneCoin với mức lãi suất 11%/năm. Một năm sau em lãi 33.000 OneCoin. Giá 1 OneCoin khoảng 20 Euro. Tức là số tiền lãi của em trong năm tới là khoảng 15 -16 tỷ đồng.”

Vài nét về OneCoin

OneCoin tuyên bố rằng công ty được đăng ký tại Gibraltar và Bulgaria, quê hương của bà Ignatova, là người sáng lập và điều hành. Tuy nhiên, OneCoin bị nghi ngờ hư cấu, vì không thể tìm thấy bất cứ thông tin nào về OneCoin trên CoinMarketCap, không có bất cứ thông tin về thông số kỹ thuật của OneCoin có thể dễ dàng được tìm thấy và xác minh. Ngay cả trang chủ OneCoin cũng thể hiện thiếu tính chuyên nghiệp. Tạp chí CoinTelegraph khuyên các độc giả rằng không nên thực hiện các giao dịch với OneCoin và các cộng sự của họ.

Vậy khi mua gói OneCoin trị giá nửa tỷ đồng của tập đoàn có trụ sở ở tận Bulgaria, tiền được chuyển cho ai và bằng cách nào? Chị T – thành viên của OneCoin Việt Nam – nói với PV Báo Lao Động: “Tất cả bằng điện tử, Nhà nước Việt Nam không chấp nhận chuyển tiền thì chị chấp nhận! Em chuyển tiền cho chị rồi chị dùng tài khoản cá nhân để mua code lập tài khoản cho em.”

Rủi ro nằm ở chỗ những giao dịch giữa NĐT và các thành viên của OneCoin đều là giao dịch miệng, không có giấy tờ công chứng hay được pháp luật bảo vệ. Có vẻ như bài học nhãn tiền về tiền ảo Bitcoin dường như vẫn chưa làm các NĐT Việt Nam lo ngại.

Không thể có chuyện tiền tạo ra tiền

Theo một chuyên gia ngân hàng, ngân hàng có “hệ số tạo tiền” do hoạt động đặc thù tạo ra, còn bản thân tiền thì không thể tạo ra tiền được, đó là điều chắc chắn. Đồng tiền phải được đầu tư vào sản xuất, kinh doanh thì mới tạo ra lợi nhuận, mà trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn như hiện nay không thể có chuyện tạo ra lợi nhuận cao đến thế được.

Thời gian trước đây khi Việt Nam có lạm phát cao, như thời kỳ 2009-2011, lạm phát 18%, huy động tiền gửi 17%/năm, người gửi tưởng là cao, nhưng đều là lãi suất âm. Năm 2015, huy động 6%, nhưng mất giá đồng tiền so với USD là 5,3%, người gửi chỉ lãi 0,7%/năm. Năm 2016, dự kiến cũng sẽ phá giá 6%, nếu họ gửi vào OneCoin được 11%, thì cũng chỉ lãi được 5%, nhưng tỷ lệ rủi ro rất cao, nguy cơ có thể mất trắng, nếu xét về lợi ích kinh tế thì không nên tham gia.

Đã có rất nhiều nhân tố cho thấy rằng việc huy động tiền của OneCoin là lừa đảo, không thể có chuyện tiền tạo ra tiền, chỉ có lao động chân chính mới tạo ra lợi nhuận. Thế mà những hứa hẹn lợi nhuận cao vẫn tạo sức hút đối với người thiếu thông tin, đã đến lúc chính quyền cần phải lên tiếng cảnh báo cho người dân, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, hướng dòng vốn đầu tư đến những kênh hợp pháp để tránh thiệt hại cho người dân và nền kinh tế.

Các tin khác