Xu hướng công trình xanh

(ĐTTCO) - Mục tiêu chỉnh trang và phát triển đô thị TPHCM là tổ chức lại cuộc sống dân cư, cải thiện điều kiện sống, tăng mức độ tiếp cận của người dân với các dịch vụ công; tạo môi trường sống tốt hơn, hợp lý, hài hòa với không gian kiến trúc, cảnh quan xung quanh; phù hợp với sự phát triển chung của đô thị đặc biệt; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng TP có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại và nghĩa tình.

(ĐTTCO) - Mục tiêu chỉnh trang và phát triển đô thị TPHCM là tổ chức lại cuộc sống dân cư, cải thiện điều kiện sống, tăng mức độ tiếp cận của người dân với các dịch vụ công; tạo môi trường sống tốt hơn, hợp lý, hài hòa với không gian kiến trúc, cảnh quan xung quanh; phù hợp với sự phát triển chung của đô thị đặc biệt; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng TP có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại và nghĩa tình.

Sự lựa chọn tất yếu

Cần phải nhìn nhận rằng trong thời gian qua, các vấn đề về biến đổi khí hậu do thiếu hụt mảng xanh nghiêm trọng, đã trở thành mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt là các đợt mưa lớn vừa qua đã khiến tình trạng giao thông, hệ thống thoát nước của TPHCM trở nên quá tải. Theo số liệu thống kê năm 2015, tỷ lệ cây xanh tại các nước trên thế giới như sau: Singapore 30,3m2/người, Seoul (Hàn Quốc) 41m2/người, Berlin (Đức) 50m2/người, Paris (Pháp) 25m2/người. Trong khi đó, theo quy hoạch chung của TPHCM đến năm 2015, tỷ lệ cây xanh trên mỗi người trong nội thành hiện hữu 2,4m2/người, nội thành phát triển mới 7,1m2/người, ngoại thành 12m2/người.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay tỷ lệ cây xanh tại TPHCM chưa đến 1m2/người, còn tại Hà Nội mật độ cây xanh cũng chỉ 3,02m2/người. “Môi trường xanh”,“Giải pháp kiến trúc xanh”, “công trình xanh”, hay “kiến trúc bền vững” đã dần được biết đến như sự lựa chọn tất yếu để ứng phó với hiện trạng bê tông hóa đô thị ngày nay. Trong đó công trình xanh - kiến trúc xanh là một trong những giải pháp để thích ứng với việc biến đổi khí hậu và giảm thiểu khí thải nhà kính, giải quyết đáng kể các vấn đề liên quan đến môi trường sống của cư dân tại khu vực.

Công trình xanh được thiết kế, xây dựng và vận hành trong cả vòng đời theo hướng sử dụng tài nguyên hiệu quả, đảm bảo tiện nghi cho người sử dụng, giảm tác động đến môi trường, đem lại lợi ích kinh tế lâu dài. Tất cả yếu tố trên phải định lượng được. Theo tài liệu của GreenViet, năm 2010-2011 chỉ có 2 công trình xanh tại Việt Nam, năm 2012-2013 đạt được 15 công trình và đến năm 2016-2017 dự kiến có hơn 42 công trình dự án được cấp giấy chứng nhận công trình xanh.

Thực tế cho thấy các công trình xanh tại Việt Nam hiện đang tập trung đa phần vào ngành công nghiệp (các nhà máy) với 15/42 dự án, kế đến là các dự án văn phòng 10/42 dự án. Các dự án khu dân cư, căn hộ, trung tâm thương mại hay trường học đều ở con số rất khiêm tốn 5-6/42 dự án. Điều đáng lưu ý hiện nay là sự phát triển nhanh về số lượng cũng như chất lượng của các công trình xanh tại Việt Nam. Trên thế giới hiện có hơn 30 nước có hệ thống đánh giá công trình xanh như USGBC (Hoa Kỳ), Bream (Anh), DGNB (Đức), HQE (Pháp), BCA Green Mark (Singapore), Lotus (Việt Nam )… Trong đó, hệ thống đánh giá LEED của USGBC là thông dụng nhất, được hơn 150 quốc gia áp dụng.

Phúc Khang đi tiên phong

Tại Việt Nam hiện có 3 hệ thống đánh giá công trình xanh đã được đưa vào sử dụng, gồm LEED (Hoa Kỳ), Lotus và BCA Green Mark. Trong đó, hệ thống LEED được xem là tiêu chuẩn với những yêu cầu khắt khe nhất. Được biết, để một công trình đạt chứng nhận LEED, tổ chức USGBC của Hoa Kỳ (US Green Building Council ) sẽ xem xét và cho điểm các hạng mục sau: Vật liệu, tài nguyên sử dụng (vật liệu tái sử dụng, thân thiện môi trường, vật liệu địa phương có nguồn gốc gia công sản xuất); chất lượng môi trường không khí trong nhà (thông gió, quản lý chất lượng không khí trong công trình, sự thoải mái về nhiệt, ánh sáng ban ngày và tầm nhìn). Thiết kế đổi mới mang tính ứng dụng cao. Giảm tiêu thụ điện năng (khi công trình giảm tiêu thụ năng lượng, khí thải nhà kính cũng được giảm theo, tác động mạnh đến việc bảo vệ môi trường). Sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm. Kết nối giao thông công cộng. Địa điểm bền vững. Công trình đạt được từ 40-49 điểm sẽ đạt được chứng nhận LEED Xanh, 50-59 điểm sẽ đạt chứng nhận LEED Bạc, 60-79 điểm đạt chứng nhận LEED Vàng, trên 80 điểm là chứng nhận LEED Bạch kim.

Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Phúc Khang Corporation giới thiệu cho lãnh đạo Bộ Xây dựng và TPHCM về dự án xanh Diamond Lotus Riverside tại Hội thảo “Quản lý xây dựng, chỉnh trang và phát triển đô thị TPHCM”. Ảnh: HẢI QUỲNH

Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Phúc Khang Corporation
giới thiệu cho lãnh đạo Bộ Xây dựng và TPHCM về dự án xanh Diamond Lotus Riverside tại Hội thảo
“Quản lý xây dựng, chỉnh trang và phát triển đô thị TPHCM”.
Ảnh: HẢI QUỲNH

Khi đáp ứng các tiêu chí quan trọng của công trình xanh, cộng đồng cư dân tại dự án sẽ được thụ hưởng, như tăng 3-5% năng suất lao động của người sử dụng công trình; giảm nguy cơ bệnh tật và nâng cao sức khỏe người sử dụng; giảm 30-50% sử dụng tài nguyên nước và năng lượng nhân tạo, giảm phát thải khí nhà kính; giảm 10-15% chi phí vận hành và bảo dưỡng; tăng giá trị, sự bền vững và tuổi thọ công trình. Các công trình xanh khi vận hành cũng góp phần không nhỏ đối với quá trình phát triển đô thị. Tuy nhiên, để chú trọng phát triển công trình xanh, các chủ đầu tư đã đối mặt với không ít thách thức, như chi phí đầu tư ban đầu; thời gian đầu tư và các thủ tục, pháp lý phức tạp hơn các dự án thông thường. Cơ chế chính sách hiện nay chưa khuyến khích chủ đầu tư phát triển công trình xanh; thị trường đầu vào cũng như đầu ra chưa có đủ thông tin về sản phẩm mới mẻ này.

 Tham gia chương trình hội thảo chuyên đề “Quản lý xây dựng, chỉnh trang và phát triển đô thị TPHCM”, Phúc Khang giới thiệu dự án Diamond Lotus Riverside thuộc chuỗi sản phẩm Diamond Lotus. Dự án có diện tích 1,68ha với tổng vốn đầu tư 1.268 tỷ đồng, xây dựng theo tiêu chuẩn LEED Gold và Lotus.

Các tin khác