Vành đai xanh có thực sự xanh?

Sau một thời gian dài thấp thỏm “nằm trên thớt”, không ít dự án BĐS trong khu vực hành lang xanh của Hà Nội hiện đứng trước nguy cơ phải điều chỉnh hoặc bị thu hồi.

Sau một thời gian dài thấp thỏm “nằm trên thớt”, không ít dự án BĐS trong khu vực hành lang xanh của Hà Nội hiện đứng trước nguy cơ phải điều chỉnh hoặc bị thu hồi.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quy hoạch chung Hà Nội cũng sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1-8. Tuy nhiên, hướng xử lý các dự án đã “kín đặc” trong hành lang xanh - khu vực “cấm tiệt” đối với các dự án - đang khiến nhiều người nghi ngại.

Chi chít dự án

Quy hoạch tổng thể Hà Nội cho thấy về tổ chức không gian đô thị, với định hướng chung là xây dựng TP Hà Nội trở thành một đô thị xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại, có bản sắc trên nền tảng phát triển bền vững, tổ chức không gian đô thị Hà Nội sẽ theo mô hình chùm đô thị, bao gồm đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh, các thị trấn và vùng nông thôn.

Đô thị trung tâm được phân cách với các đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh. Trong bản thuyết minh Quy hoạch chung Hà Nội, không gian xanh của TP bao gồm hành lang xanh, vành đai xanh và các không gian xanh đô thị. Hành lang xanh chiếm 70% tổng diện tích đất tự nhiên, có chức năng bảo tồn những khu vực tự nhiên quan trọng như sông hồ, vùng núi Ba Vì, Hương Tích, Sóc Sơn, làng xóm, làng nghề truyền thống… Vành đai xanh sẽ giữ lại bản sắc văn hóa, tổ chức đặc thù của vùng nông thôn. Mục đích là không để đô thị lan tỏa vô tổ chức cả ở đô thị và nông thôn như hiện nay.

Theo Quy hoạch chung Hà Nội, không gian xanh của TP bao gồm hành lang xanh, vành đai xanh và các không gian xanh đô thị. Ảnh: Lã Anh

Theo Quy hoạch chung Hà Nội, không gian xanh của TP bao gồm hành lang xanh, vành đai
xanh và các không gian xanh đô thị. Ảnh: Lã Anh

Tuy nhiên, điều đáng nói là hiện nay các dự án đã phủ kín quanh Hà Nội, trùm lên cả khu vực dành cho vành đai xanh đã được quy hoạch, thậm chí ở khu vực phía Tây, dự án đã phủ kín đến tận Hòa Lạc. Ngay như khu vực giữa vành đai 3 và vành đai 4, giáp ranh Hà Nội và Hà Tây trước kia cũng có vành đai xanh nhưng hiện tại đã phải nhường chỗ cho các dự án.

Chưa có một thống kê cụ thể nào nhưng trong khu vực dành cho hành lang xanh, vành đai xanh, con số dự án chắc chắn đã lên đến hàng trăm (chỉ trong vành đai xanh sông Nhuệ đã có trên 100 đồ án, dự án với quy mô khoảng 3.700ha). Thậm chí, trong 50 dự án được Hà Nội kiến nghị cho triển khai ngay cách đây chưa lâu cũng đã có đến 8 dự án bị Bộ Xây dựng “tuýt còi” vì nằm trong khu vực hành lang xanh.

Theo các chuyên gia, trong tất cả quy hoạch Hà Nội từ trước đến nay đều có chỗ cho vành đai xanh và khu vực

Vành đai xanh có thực sự xanh? ảnh 2Nếu không kiên quyết, vành đai xanh sẽ nhanh chóng bị các dự án và khu dân cư nuốt chửng. Cái khó không phải là vạch ra hành lang xanh, mà khó ở việc thực hiện, duy trì nó. Muốn duy trì được, về phương diện pháp lý, kinh tế đều phải có biện pháp hữu hiệu. Muốn giữ vững vành đai xanh, phải giữ thị trường BĐS không tạo ra sức ép quá lớn đối với đất đai ở trong vùng này, đặc biệt là cấm ngặt các khu đô thị mới, sân golf…
Và quan trọng không kém là các chính sách đi kèm, làm thế nào để thu nhập của đất đai trong vùng hành lang xanh không quá thấp. Nếu quá thấp, nông dân sẽ tìm cách bán đất.
Vành đai xanh có thực sự xanh? ảnh 3

TS. PHẠM SĨ LIÊM,  Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam

này sẽ “cấm tiệt” đối với các dự án. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, luôn có sự xâm thực của hàng loạt dự án BĐS lên khu vực này, đặc biệt sau chủ trương mở rộng Hà Nội, hàng loạt dự án đã được cấp vô tội vạ, nằm “đè” lên cả những hành lang quan trọng như hành lang sông Đáy, sông Nhuệ. Điều đó khiến cho không chỉ Hà Nội phải đau đầu để xử lý mà chính các chủ đầu tư cũng sẽ gặp những thiệt hại không nhỏ.

Theo KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên KTS trưởng TP Hà Nội, dự án nào nằm trong quy hoạch hành lang xanh cũng đều bị ảnh hưởng và sẽ chịu nhiều thiệt hại. Thậm chí nếu không bị thu hồi, các dự án nằm trong vành đai xanh sẽ không được làm theo quy hoạch cũ với mật độ xây dựng rất lớn như dự kiến, mà phải theo quy hoạch mới.

Theo đó, họ phải giảm bớt mật độ xây dựng xuống còn 30% và không có nhà cao tầng. Như thế lợi nhuận thu về sẽ không được như ý muốn.

Không thể xử lý nửa vời

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn, dự kiến từ đô thị trung tâm (vành đai 4 trở vào) đến đô thị chuỗi sẽ có một vành đai xanh với khoảng cách ngắn nhất là 300m. Tuy nhiên, hiện đang có một số dự án được cấp phép nằm trong vành đai này và bản thân trong nội bộ những người xây dựng đồ án quy hoạch cũng có những ý kiến khác nhau về hướng xử lý.

Trên thực tế, không chỉ có các dự án, lượng người dân sinh sống trong khu vực này cũng đã trở thành một bài toán khó giải. Đơn cử như 2 bên bờ sông Nhuệ thuộc vành đai xanh đã kín đặc người, nếu giải phóng toàn bộ sẽ đòi hỏi không ít kinh phí cũng như quỹ đất. Chưa kể với một số dự án đã triển khai, để điều chỉnh được không phải dễ.

Nhiều chuyên gia quy hoạch cũng đồng tình rằng muốn vành đai xanh, hành lang xanh thực sự xanh thì không thể có những chính sách nửa vời với các dự án, thậm chí là dự án của nhiều đại gia BĐS hiện nay. Nên xóa sổ toàn bộ nhà, công trình nằm trong vành đai xanh đang bám đường, tập trung, di dời họ về khu đô thị vệ tinh hay thị trấn. Hai bên tuyệt đối không có nhà bám đường, mà là những dải cây xanh thực sự.

Với những động thái quyết liệt của Hà Nội thời gian gần đây, chắc chắn nhiều doanh nghiệp lẫn các nhà đầu tư vẫn đang ngồi trên đống lửa chờ cơ quan quản lý đưa ra phương án xử lý cuối cùng.

Các tin khác