Tự cứu

Một số chủ đầu tư BĐS không đủ tiềm lực tài chính, không quản lý được dòng vốn, đã phải vay nhiều vốn ngân hàng. Nay ngân hàng siết cho vay BĐS, thị trường khó khăn, không có tiền trả nợ ngân hàng và tiếp tục triển khai dự án, buộc chủ đầu tư phải bán tháo để trả nợ, thậm chí bán dưới giá thành.

Một số chủ đầu tư BĐS không đủ tiềm lực tài chính, không quản lý được dòng vốn, đã phải vay nhiều vốn ngân hàng. Nay ngân hàng siết cho vay BĐS, thị trường khó khăn, không có tiền trả nợ ngân hàng và tiếp tục triển khai dự án, buộc chủ đầu tư phải bán tháo để trả nợ, thậm chí bán dưới giá thành.

Trong thời gian gần đây, để “thoát hiểm”, nhiều chủ đầu tư tại TPHCM đã chủ động hạ giá thành sản phẩm đối với những dự án trước đó đã đưa ra thị trường với giá cao. Giá bán dự án căn hộ Đại Thành (Tân Phú) đã giảm từ 13,5 triệu đồng/m2 nhà thô xuống còn 12,9 triệu đồng/m2 nhà hoàn thiện.

Một loạt dự án căn hộ cao cấp như Sunrise City, Kenton… cũng giảm giá hoặc điều chỉnh phân khúc để đáp ứng nhu cầu người mua. Chủ đầu tư các dự án chuẩn bị triển khai cũng chủ động đưa ra sản phẩm có mức giá phù hợp với phần lớn khách mua chứ không còn “cao cấp” như trước kia.

Ngoài ra để thu hút khách hàng, các công ty BĐS, sàn giao dịch đã đưa ra nhiều chính sách kích cầu. CTCP Vạn Phát Hưng khuyến mại khi khách hàng mua hàng theo nhóm, chiết khấu 2% theo hình thức nhóm mua và tặng nhiều phần quà có giá trị cho khách hàng. CTCP BĐS Anh Tuấn hỗ trợ khách hàng trả nợ vay để mua căn hộ.

Một giải pháp khác, để có thể tồn tại, đủ sức chống chọi với thử thách của thị trường, nhiều doanh nghiệp BĐS tìm cách liên kết với nhau hoặc đành chấp nhận sáp nhập nhằm tăng tiềm lực tài chính và chuyên môn, “tự cứu trước khi trời cứu”. Có thể nói tình thế khó khăn đang là cơ hội sàng lọc để các doanh nghiệp BĐS thực sự có tiềm lực tài chính, giỏi về quản trị và năng động trên thương trường mới có thể tồn tại và phát triển.

Các tin khác