Tranh chấp giữa Hàng Hải và Vĩnh Lộc (K3)

Kỳ 3: Sai phạm đã rõ, nhưng vẫn làm ngơ (ĐTTCO) -Trong vụ tranh chấp 6.748m2 đất giữa Hàng Hải và Vĩnh Lộc, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã vào cuộc và có báo cáo kết luận giải quyết khiếu nại tại Văn bản 1096/BC-TTCP tháng 5-2016. Theo đó, TTCP đã chỉ ra hàng loạt vi phạm của Hàng Hải và đề nghị Bộ TN-MT thu hồi Quyết định 1904. Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng đã có ý kiến về vấn đề này, nhưng Bộ TN-MT vẫn trì hoãn, kéo dài vụ việc. Tranh chấp giữa Hàng Hải và Vĩnh Lộc (K2) Tranh chấp giữa Hàng Hải và Vĩnh Lộc (Kỳ 1)

Kỳ 3: Sai phạm đã rõ, nhưng vẫn làm ngơ


(ĐTTCO) -Trong vụ tranh chấp 6.748m2 đất giữa Hàng Hải và Vĩnh Lộc, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã vào cuộc và có báo cáo kết luận giải quyết khiếu nại tại Văn bản 1096/BC-TTCP tháng 5-2016. Theo đó, TTCP đã chỉ ra hàng loạt vi phạm của Hàng Hải và đề nghị Bộ TN-MT thu hồi Quyết định 1904. Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng đã có ý kiến về vấn đề này, nhưng Bộ TN-MT vẫn trì hoãn, kéo dài vụ việc.

Tranh chấp giữa Hàng Hải và Vĩnh Lộc (K2)

Tranh chấp giữa Hàng Hải và Vĩnh Lộc (Kỳ 1)

Tạo hồ sơ sai lệch kết quả giải quyết

Theo TTCP, phần diện tích đất 6.748m2 (nằm trong bản đồ hiện trạng vị trí số 26794ĐĐ đính kèm Công văn 753/UB-QLĐT ngày 26-3-1996) Hàng Hải chưa đền bù cho các hộ dân mà do Vĩnh Lộc sang nhượng từ năm 1999 và sử dụng ổn định. Chính Hàng Hải vào năm 2001 đã thừa nhận phần đất này nằm trong ranh đất của Vĩnh Lộc và Vĩnh Lộc đã tiến hành san lấp mặt bằng, hoàn chỉnh hạ tầng và cho Hàng Hải thuê làm kho bãi từ năm 2002-2008.

Vì thế, Hàng Hải cho rằng Vĩnh Lộc lấn chiếm 6.748m2 đất là không có cơ sở và không phù hợp với quá trình quản lý, sử dụng phần đất này. Bên cạnh đó, ranh đất giữa 2 công ty cũng đã được Hàng Hải thiết lập vào năm 1997 và được 2 bên xác định, thiết lập lại vào năm 2002. Hiện trạng không bị thay đổi và quá trình sử dụng ổn định cho đến nay, nên không có căn cứ cho rằng Vĩnh Lộc xây dựng hàng rào xung quanh lấn vào phần đất của Hàng Hải đền bù năm 1997.

Qua xem xét hồ sơ giải quyết tranh chấp đất giữa 2 công ty, TTCP khẳng định Quyết định 4645/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND TPHCM về việc giải quyết vụ việc giữa Hàng Hải và Vĩnh Lộc là có căn cứ và phản ánh đúng diễn biến thực tế của quá trình quản lý, sử dụng đất của các bên.

Đối với Quyết định 1904/QĐ-BTNMT của Bộ TN-MT nhận định “Quyết định 4645/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND TPHCM công nhận quyền sử dụng 6.748m2 đất tranh chấp cho Vĩnh Lộc chưa đúng với diễn biến của quá trình sử dụng đất”, để đi đến quyết định “đối với phần đất tranh chấp 6.748m2, công nhận cho Hàng Hải quyền sử dụng 3.144m2 và Vĩnh Lộc 3.604m2”, TTCP khẳng định là thiếu cơ sở pháp lý và không phù hợp với thực tế quản lý sử dụng đất của các bên.

Theo TTCP, Quyết định 1904 của Bộ TN-MT công nhận “Hàng Hải đã đền bù đúng và đủ diện tích 65.651m2 đất theo Bản đồ số 26794 ĐĐ đính kèm Công văn 753” là không đúng thực tế, bởi việc thực hiện đền bù của Hàng Hải không đúng theo vị trí, lô thửa theo quy hoạch.

Cụ thể, trong diện tích 65.656m2 Hàng Hải báo cáo đã đền bù chỉ có 57.889m2 đất đền bù đúng vị trí lô thửa; đền bù chưa đủ diện tích lô thửa 6.099m2 (1.099m2 của 3 hộ dân và một phần rạch 5.000m2/14.000m2 của UBND phường Phước Long A); đền bù trùng thửa cho 2 trường hợp diện tích 2.282m2; đền bù thừa, không đúng lô thửa (ra ngoài ranh quy hoạch) cho 11 hộ dân với diện tích 6.583m2.

Bên cạnh đó, trong quyết định của Bộ TN-MT còn cho rằng “Công ty Hàng Hải đang sử dụng 58.521m2, thiếu 7.130m2 so với diện tích đã đền bù năm 1997” là không đúng. Vì kết quả kiểm tra thể hiện Hàng Hải đang sử dụng 42.348m2, và nếu tính cả diện tích đất 24.964m2 đã bàn giao cho các đơn vị khác, công ty đã sử dụng 67.312m2, nhiều hơn số liệu thực tế đền bù 3.393m2.

Như vậy, Hàng Hải không bị thiếu đất so với số liệu đã đền bù. Trong quá trình tranh chấp, TTCP cho biết Hàng Hải đã trình bày thiếu nhất quán, mâu thuẫn. Diện tích đất báo cáo lần đầu “thuê nhầm” 2.267m2, sau này báo cáo “thuê nhầm” 3.719m2, và khi Sở TN-MT TPHCM đo vẽ hiện trạng vào năm 2010, Hàng Hải lại báo cáo bị Vĩnh Lộc lấn chiếm 6.748m2.

Nghiêm trọng hơn, việc Bộ TN-MT căn cứ vào 2 văn bản 02 và 03/CV-XDCB ngày 14-1-2003 do Hàng Hải cung cấp để đi đến nhận định: “Năm 2003, khi Vĩnh Lộc tiến hành xây dựng hàng rào xung quanh lấn vào phần đất Hàng Hải đã đền bù năm 1997, Hàng Hải đã báo cáo chính quyền địa phương tại 2 văn bản này” là không có cơ sở.

Trong quá trình xảy ra tranh chấp, Hàng Hải đã dùng xe cơ giới phá tường rào ranh giới đất. Ảnh: MINH TUẤN

Trong quá trình xảy ra tranh chấp, Hàng Hải
đã dùng xe cơ giới phá tường rào ranh giới đất. Ảnh: MINH TUẤN

Thực tế, UBND phường Phước Long A và UBND quận 9 không hề nhận được 2 văn bản này của Hàng Hải. TTCP cho rằng Hàng Hải đã có biểu hiện tạo dựng thay đổi hồ sơ để Bộ TN-MT sử dụng hồ sơ này giải quyết vụ việc không chính xác. Các sai phạm của Hàng Hải cần phải được xem xét, xử lý nghiêm túc theo quy định của pháp luật.

 Bộ TN-MT trì hoãn điều chỉnh Quyết định 1904

Báo cáo của TTCP nêu rõ, “việc mua bán, sang nhượng đất của Vĩnh Lộc tuy bằng giấy tay nhưng có đính kèm Bản cam kết về diện tích, nguồn gốc, vị trí đất được UBND phường Phước Long A xác nhận. Những người chuyển nhượng đất cũng không có khiếu nại, tranh chấp với Vĩnh Lộc và công ty đã sử dụng ổn định từ năm 1999 tới nay.

Khi Vĩnh Lộc làm kho bãi đã được UBND quận 9 đồng ý và UBND phường Phước Long xác nhận”. Từ kết luận này, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận Quyết định 4645 của UBND TPHCM, giao Bộ TN-MT thu hồi Quyết định 1904 về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa Hàng Hải và Vĩnh Lộc.

Ngày 6-2-2017, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đồng ý với ý kiến của TTCP về việc giải quyết tranh chấp. Phó Thủ tướng Thường trực cũng yêu cầu Bộ TN-MT điều chỉnh Quyết định 1904 theo kiến nghị của TTCP; UBND TPHCM chỉ đạo, thực hiện kiến nghị của TTCP và báo cáo Thủ tướng trước ngày 1-5-2017.

Theo ông Trương Quang Vĩnh, Giám đốc Công ty Vĩnh Lộc, tranh chấp giữa 2 công ty đã kéo dài hàng chục năm. Vì thế, việc xem xét, giải quyết vụ việc một cách khách quan, công bằng của UBND TPHCM, TTCP, Văn phòng Chính phủ đã khẳng định quyền lợi chính đáng của Vĩnh Lộc.

Tuy nhiên, kể từ 1-3-2017 đến nay đã quá thời hạn Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình giao Bộ TN-MT điều chỉnh Quyết định 1904, nhưng bộ này vẫn im lặng, Vĩnh Lộc vẫn chưa nhận được quyết định giải quyết của cơ quan này. Việc không thực hiện nghiêm túc chỉ đạo, cố tình trì hoãn kéo dài thêm đã khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gần như tê liệt.

Các tin khác