DIỄN ĐÀN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Bài 3: Trả giá đắt cách làm bộc phát

Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện có khoảng 72.000 lao động có trình độ đại học, sau đại học bị thất nghiệp. Việc lớn cần làm cho chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam là cân đối cung cầu thị trường lao động, phân tầng các bậc học để giảm tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Hướng đi nào cho việc đổi mới toàn diện công tác tuyển sinh theo lộ trình đến năm 2016 và đưa Luật Giáo dục vào cuộc sống?

Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện có khoảng 72.000 lao động có trình độ đại học, sau đại học bị thất nghiệp. Việc lớn cần làm cho chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam là cân đối cung cầu thị trường lao động, phân tầng các bậc học để giảm tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Hướng đi nào cho việc đổi mới toàn diện công tác tuyển sinh theo lộ trình đến năm 2016 và đưa Luật Giáo dục vào cuộc sống?

Bài 2: Đào tạo theo chuẩn quốc tế

Bài 1: Yêu cầu đổi mới cấp bách

Dự báo không chính xác

Giáo dục đại học hiện đang trả giá cho những dự báo thiếu chính xác, đặc biệt là trường ngoài công lập. Hàng loạt trường đứng trước nguy cơ đóng cửa; nhiều ngành nghề chỉ vài năm trước đây rất hot nay bị ngưng tuyển sinh.

Hàng loạt trường đại học ra đời trong thời gian ngắn trên cơ sở người ta cho rằng tỷ lệ sinh viên/1 vạn dân ở nước ta so với nhiều nước trong khu vực và thế giới còn quá thấp. Nhưng nghịch lý đã xảy ra: sinh viên ra trường không có việc làm. Nhiều chuyên gia quản lý giáo dục từng có ý kiến chỉ tiêu ngành đào tạo của trường đại học nên dựa vào nhu cầu lao động. Như thế sẽ góp phần điều chỉnh sự mất cân đối cung-cầu lao động.

Tuy nhiên, công tác dự báo nguồn nhân lực nước ta thiếu chuyên nghiệp, chưa đủ tin cậy nên mới có hệ quả trên. Hiện nay nguồn dữ liệu dự báo mà nhiều trường tham khảo chỉ từ một trung tâm dự báo nhân lực địa phương. Trong khi đó, các trường lại tuyển sinh theo phạm vi cả nước, điều này sẽ cho ra kết quả không chính xác nếu xác định chỉ tiêu ngành nghề dựa vào thông số này. Việc dự báo nhân lực đôi khi chỉ do một số khu công nghiệp thực hiện nên số liệu nếu có chính xác cũng chỉ mang tính chất cục bộ.

Hầu hết các dự báo đều theo từng năm, trong khi để phục vụ đào tạo dự báo phải theo giai đoạn. Thực tế có nhiều số liệu dự báo được công bố nhưng mức độ tin cậy không cao. Việc dự báo này phải ít nhất sau 4-5 năm chứ không phải dự báo trước mắt như hiện nay.

Đến năm 2013, Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) mới yêu cầu các trường giảm chỉ tiêu nhóm ngành kinh tế do tình trạng dư thừa nhân lực trong lĩnh vực này diễn ra trầm trọng. Việc điều chỉnh chỉ tiêu này sẽ có tác động sau 4 năm, và nếu việc cảnh báo không đúng sẽ lại đến lúc đào tạo quá ít và thiếu người giỏi ở lĩnh vực này trong tương lai. Ngoài công tác dự báo, công tác nâng cao chất lượng đào tạo cũng đang đặt ra những vấn đề hết sức nóng bỏng cần phải đưa ra bàn thảo ở cấp quốc gia.

Tự chủ và tự chịu trách nhiệm

Xác định chỉ tiêu đào tạo theo nhu cầu dự báo nhân lực quốc gia là việc rất cần thiết và phải thực hiện một cách chính xác, hiệu quả để các trường căn cứ vào đó chiêu sinh. Cách đây khoảng 7-8 năm, hội thảo về địa chất tại một trường đại học đã công bố khảo sát các năm tiếp theo nhu cầu nhân lực ngành này cần khoảng 1.000 kỹ sư/năm. Tuy nhiên, thực tế khi vận hành các mỏ thì nhu cầu nhân lực cần không nhiều như vậy.

Những việc làm thời gian qua của Bộ GD-ĐT như giảm chỉ tiêu tuyển sinh một số nhóm ngành, nhóm trường không đủ năng lực, hạn chế việc mở trường khi không có đủ điều kiện, thanh kiểm tra việc tuyển vượt để ảnh hưởng đến trường top dưới, dân lập… có ý nghĩa rất quan trọng. Mặt khác, để đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo là tăng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đào tạo. Việc thực hiện hay không và thực hiện như thế nào còn tùy thuộc vào tư duy chiến lược, tầm nhìn lãnh đạo.

Bộ GD-ĐT đã từng đưa ra chính sách tự chủ và tự chịu trách nhiệm rất hay và hết sức thiết thực như việc giao tự chủ tài chính ổn định trong 3 năm. Cần triệt để hơn vấn đề này. Chẳng hạn, chỉ tiêu tuyển sinh giao cho các trường hàng năm nên xem là chỉ tiêu tuyển sinh bình quân trong giai đoạn đó. Tự chủ trong 3 năm nên tăng lên 5 năm. Chỉ tiêu tuyển sinh bình quân cần được xem là chỉ tiêu tuyển sinh bình quân/năm (có tăng theo tốc độ tăng bình quân hàng năm). Các trường có thể điều chỉnh tăng giảm trong khoảng thời gian tự chủ, ổn định đó.

Vấn đề đặt ra lúc này là việc phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng cần dựa trên nguyên tắc phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, bộ, ngành và vùng, miền. Ngành GD-ĐT cần xây dựng kế hoạch đẩy mạnh việc đào tạo theo nhu cầu xã hội cấp quốc gia, tại mỗi địa phương và mỗi cơ sở đào tạo. Mặt khác, gắn trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nhân lực với việc đào tạo nhằm bảo đảm sự phát triển cân đối, hài hòa về số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực trong từng thời kỳ nhất định.

Trong quá trình đào tạo, việc thực hiện quy chế thi, tuyển sinh cũng như các quy định pháp luật về đào tạo cần được triển khai thật sự nghiêm túc từ Bộ GD-ĐT đến các cơ sở đào tạo. Bộ cần kiểm tra, xem xét, xử lý và công bố công khai những sai phạm của các trường, nhất là các trường sau 3 năm thành lập vẫn không bảo đảm các điều kiện đào tạo. Mạnh tay đóng cửa các trường đại học, cao đẳng vì mục tiêu lợi nhuận mà tự ý xé rào trong đào tạo; tránh tình trạng xuê xoa, không kiểm soát được chất lượng đào tạo.

Các tin khác