TPHCM - tăng tốc metro

Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch giao thông vận tải TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 vừa được Thủ tướng phê duyệt. Theo đó TPHCM sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị đi xuyên tâm và kết nối với các trung tâm chính. Đây là cơ sở quan trọng để TPHCM sớm hoàn thiện và tìm vốn để hiện thực hóa quy hoạch.

Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch giao thông vận tải TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 vừa được Thủ tướng phê duyệt. Theo đó TPHCM sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị đi xuyên tâm và kết nối với các trung tâm chính. Đây là cơ sở quan trọng để TPHCM sớm hoàn thiện và tìm vốn để hiện thực hóa quy hoạch.

8 tuyến metro

Tuyến metro số 1 có lộ trình từ Bến Thành - Suối Tiên chiều dài 19,7km. Sau khi hoàn thành sẽ nghiên cứu phát triển thêm 2 nhánh: từ nhà ga Suối Tiên đi dọc theo Quốc lộ 1 đến ngã ba chợ Sặt, TP Biên Hòa; từ nhà ga Suối Tiên đi Mỹ Phước - Tân Vạn - đường XT1 - ga trung tâm (Khu liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ Bình Dương).

Tuyến metro số 2 bắt đầu từ đô thị Tây Bắc (huyện Củ Chi) đi theo Quốc lộ 22 - bến xe Tây Ninh - Trường Chinh - Cách Mạng Tháng Tám - Phạm Hồng Thái - Lê Lai - Bến Thành - Thủ Thiêm, với chiều dài 48km.

Liên doanh nhà thầu Sumitom-Cienco 6 thi công dự án metro số 1. Ảnh: M. TUẤN

Liên doanh nhà thầu Sumitom-Cienco 6 thi công dự án metro số 1. Ảnh: M. TUẤN

Tuyến metro số 3a đi từ Bến Thành - Phạm Ngũ Lão - ngã 6 Cộng Hòa - Hùng Vương - Hồng Bàng - Kinh Dương Vương - ga Tân Kiên, với chiều dài 19,8km. Sau khi hoàn thành, nghiên cứu kéo dài tuyến 3a kết nối TP Tân An (tỉnh Long An) từ ga Hưng Nhơn đi dọc theo Quốc lộ 1.

Tuyến metro 3b có lộ trình từ ngã 6 Cộng Hòa qua Nguyễn Thị Minh Khai - Xô Viết Nghệ Tĩnh - Quốc lộ 13- Hiệp Bình Phước, chiều dài 12,1km. Nghiên cứu kết nối với thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) từ ga Hiệp Bình và đi dọc Quốc lộ 13, kết nối với tuyến đường metro số 1 của tỉnh Bình Dương. Tuyến metro số 4 khởi đầu từ Thạnh Xuân - Hà Huy Giáp - Nguyễn Oanh - Nguyễn Kiệm - Phan Đình Phùng - Hai Bà Trưng - Bến Thành - Nguyễn Thái Học - Tôn Đản - Nguyễn Hữu Thọ và kết thúc ở Khu đô thị Hiệp Phước, chiều dài 36,2km.

Tuyến metro số 4b đi từ ga công viên Gia Định (tuyến số 4) - Nguyễn Thái Sơn - Hồng Hà - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - Trường Sơn - công viên Hoàng Văn Thụ - ga Lăng Cha Cả (tuyến số 5), chiều dài 5,2km.

Tuyến metro số 5 từ bến xe Cần Giuộc mới - Quốc lộ 50 - Tùng Thiện Vương - Phù Đổng Thiên Vương - Lý Thường Kiệt - Hoàng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu - Bạch Đằng - Điện Biên Phủ - cầu Sài Gòn, chiều dài khoảng 26km. Tuyến metro số 6 đi từ Bà Quẹo - Âu Cơ - Lũy Bán Bích - Tân Hòa Đông và kết thúc ở vòng xoay Phú Lâm, chiều dài 5,6km.

Nằm trong quy hoạch các tuyến metro, TP sẽ có 7 depot gồm: Suối Tiên diện tích khoảng 27,7ha (tuyến số 1), Tham Lương 25ha (tuyến số 2), Tân Kiên 26,5ha (tuyến 3a), Hiệp Bình Phước 20ha (tuyến 3b), Thạnh Xuân 27ha, Nhà Bè 20ha (tuyến số 4), Đa Phước 32ha (tuyến số 5). Tổng diện tích các depot khoảng 158ha và các ga đường sắt đô thị: ga trung tâm (ga Bến Thành), ga nối ray và ga đấu nối giữa các tuyến (ga Bà Quẹo, ga ngã 6 Cộng Hòa, ga Lăng Cha Cả…), ga trung gian trung bình 700-2.000m bố trí 1 ga.

Tăng tốc

Trong số 8 tuyến metro đã được quy hoạch, nguồn vốn đầu tư ước tính hàng chục tỷ USD. Theo đó, tuyến metro số 1 tổng mức đầu tư 2,4 tỷ USD, metro số 2: 1,4 tỷ USD, metro 3a (giai đoạn 1: 1,5 tỷ USD, giai đoạn 2: 600 triệu USD), metro 3b: 1,2 tỷ USD, metro số 4: 2,5 tỷ USD, metro số 5: 2,3 tỷ USD và metro số 6: 250 triệu USD.

Hiện chỉ có dự án metro số 1 và 2 chuyển động khá tốt, 6 tuyến metro còn lại chưa có sự định hình rõ nét. Tuyến metro số 1 đã khởi công gói thầu số 2 (xây dựng đoạn trên cao và depot Long Bình) từ cuối tháng 8-2012, chậm 7 năm so với kế hoạch (2005).

Nguyên nhân do ách tắc vốn. Theo tính toán ban đầu, metro số 1 cần khoảng 1,1 tỷ USD, nhưng do yếu tố trượt giá, điều chỉnh thiết kế, tăng khối lượng công trình đã nâng tổng mức đầu tư lên 47.000 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ.

Hiện tại, liên doanh nhà thầu Sumitomo - Cienco 6 đã cơ bản hoàn thành công tác khảo sát địa chất, thử tải cọc ở khu vực quận 2 và Thủ Đức, hiện đang rào chắn cọc dọc theo xa lộ Hà Nội để thi công.

Giữa tháng 6-2013, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM và Công ty Hitachi (Nhật Bản) đã ký hợp đồng gói thầu số 3 (mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng) cho tuyến metro số 1. Đây là gói thầu quan trọng của dự án, với tổng giá trị khoảng 700 triệu USD.

Theo kế hoạch, năm 2017 sẽ hoàn thành tuyến metro số 1, đáp ứng vận chuyển khoảng 186.000 hành khách/ngày, 620.000 hành khách/ngày vào năm 2020 và 1 triệu hành khách/ngày vào năm 2040. Tuyến metro số 2 dự kiến thi công giai đoạn 1 trong năm 2014 khi đạt được thỏa thuận tại hiệp định vay vốn giữa Chính phủ với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Sau khi có được khoản vay đợt 1 trị giá 40 triệu USD ký kết tại Hà Nội ngày 4-7 vừa qua, khoản vay đợt 2 của ADB trị giá 500 triệu USD tiếp tục được ký tại TPHCM để phục vụ công tác thi công, xây lắp các hạng mục hầm và nhà ga ngầm. Metro số 2 chia làm 2 giai đoạn đầu tư, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 1,4 tỷ USD, trong đó vay 540 triệu USD từ ADB, 195 triệu USD từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), 313 triệu USD từ Ngân hàng tái thiết Đức (KfW), còn lại là vốn trong nước.

Hiện Ban Quản lý đường sắt đô thị TP đang tiến hành sơ tuyển tổ chức đấu thầu rộng rãi, để chuẩn bị cho công tác thi công vào năm 2014. Với tuyến metro số 5, ngoài nguồn vốn chính phủ Tây Ban Nha, ADB và EIB cũng đã đồng ý tài trợ vốn cho giai đoạn 1.

Cụ thể, trong tổng mức đầu tư 857 triệu EUR cho giai đoạn 1 từ ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn, phần vốn góp của ADB là 330 triệu EUR và EIB là 200 triệu EUR. 

Các tin khác