TPHCM chọn PPP làm chìa khóa phát triển hạ tầng

Làm thế nào điều tiết được nguồn vốn đầu tư tư nhân vào các dự án phát triển hạ tầng giao thông một cách thông thoáng hơn là chủ đề chính của Hội thảo “Lập dự án đối tác công - tư (PPP) trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông”, do Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) phối hợp cùng Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị (PADDI), Công ty Tư vấn Nodalis tổ chức tại TP.HCM đầu tuần này.

Làm thế nào điều tiết được nguồn vốn đầu tư tư nhân vào các dự án phát triển hạ tầng giao thông một cách thông thoáng hơn là chủ đề chính của Hội thảo “Lập dự án đối tác công - tư (PPP) trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông”, do Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) phối hợp cùng Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị (PADDI), Công ty Tư vấn Nodalis tổ chức tại TP.HCM đầu tuần này.

 

Ông Diệp Dũng, Tổng giám đốc HFIC cho biết, theo Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 8-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch giao thông - vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, từ nay đến năm 2020, mỗi năm TP.HCM cần đầu tư 23.740 tỷ đồng cho riêng lĩnh vực giao thông, nên tạo áp

Lực rất lớn cho ngân sách địa phương.

Phân tích về nguồn vốn này, ông Đỗ Quý Hiệp, Phó phòng PPP, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết, tổng nguồn vốn đầu tư hạ tầng theo các hình thức BT, BTO, BOO và BTO ở TP.HCM đến năm 2013 đã lên đến 30 dự án, với tổng vốn đầu tư 3,7 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM, như Dự án Cầu và Đường dẫn cầu Phú Mỹ (BOT), Cầu đường Bình Triệu 2 giai đoạn I (BOT), Cầu Sài Gòn 2 (BT), Nhà máy xử lý nước sạch Thủ Đức (BOO), Cải tạo nút giao thông An Sương - An Lạc (BOO)…, với tổng vốn đầu tư 542,9 triệu USD.

Trong khi đó, hàng loạt dự án đang trong quá trình triển khai, như Dự án Mở rộng Xa lộ Hà Nội (BOT), Vành đai ngoài Tân Sơn Nhất - Bình Lợi (BT), Bãi đậu xe ngầm Công viên Lê Văn Tám (BOT), Nhà máy xử lý nước Tham Lương - Bến Cát (BT)…, với tổng vốn đầu tư 720,7 triệu USD.

Đánh giá chung về tiềm năng thu hút đầu tư theo mô hình PPP, ông Hiệp cho biết, toàn Thành phố có 36 dự án có thể chuyển đổi sang hình thức PPP, với tổng vốn 12.867 tỷ đồng; 42 dự án BOT, BT, BTO kêu gọi đầu tư, với tổng vốn 158.355 tỷ đồng và 6 dự án PPP, với tổng vốn đầu tư 13.830 tỷ đồng.

Trong khi đó, theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM giai đoạn 2010 - 2025, trong giai đoạn 2016 - 2020, Thành phố cần 2,64 triệu tỷ đồng và con số này tăng lên 4,93 triệu tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2025, trong khi khả năng cân đối vốn ngân sách chỉ có thể đáp ứng tương ứng là 0,36 và 0,67 triệu tỷ đồng. Do vậy, theo ông Hiệp, mở rộng hình thức đầu tư PPP là chìa khóa để đầu tư hạ tầng cho TP.HCM.

Câu hỏi đặt ra là, làm cách nào khơi thông nguồn vốn PPP?

Theo phân tích của bà Fanny Quertamp, đồng Giám đốc PADDI, bên cạnh các giải pháp chính sách vĩ mô như xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam, cần đảm bảo tính thống nhất và minh bạch. Đồng thời, cần xóa bỏ hạn chế về sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước và không giới hạn sự đóng góp của Nhà nước để tạo niềm tin với nhà đầu tư tham gia dự án…

Ngoài ra, theo ông Lê Quốc Bình, cần thực hiện đồng bộ 6 nhóm giải pháp: hoàn thiện quy định về PPP; xây dựng cơ chế linh hoạt trong quá trình đầu tư, quản lý dự án; Nhà nước phải bố trí đủ vốn cho dự án PPP; Nhà nước tham gia tích cực trong giải phóng mặt bằng, tái định cư, quy hoạch; Nhà nước đảm bảo cam kết trong thực hiện chống cạnh tranh, quy hoạch phân luồng giao thông và cuối cùng là phải có tiêu chí đánh giá nhà đầu tư rõ ràng.       

Các tin khác