Thấp thỏm vì golf

Theo tờ trình Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) gửi Thủ tướng chính phủ bổ sung quy hoạch sân golf đến năm 2020, cả nước sẽ có 115 sân golf, vượt 28 sân so với quy hoạch được duyệt năm 2009. Đây không phải là con số bất ngờ, bởi trước đó, trong 3 phương án xử lý những dự án sân golf phình to sau quy hoạch, Bộ KH-ĐT luôn nghiêng về phương án này. Sự nhân nhượng này tiếp tục khiến dư luận băn khoăn.

Theo tờ trình Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) gửi Thủ tướng chính phủ bổ sung quy hoạch sân golf đến năm 2020, cả nước sẽ có 115 sân golf, vượt 28 sân so với quy hoạch được duyệt năm 2009. Đây không phải là con số bất ngờ, bởi trước đó, trong 3 phương án xử lý những dự án sân golf phình to sau quy hoạch, Bộ KH-ĐT luôn nghiêng về phương án này. Sự nhân nhượng này tiếp tục khiến dư luận băn khoăn.

2 năm đã vỡ quy hoạch

Năm 2009, sau khi dư luận bức xúc lên tiếng về việc sân golf được cấp phép tràn lan, chiếm nhiều diện tích đất nông nghiệp, phá hủy môi trường, núp bóng để kinh doanh BĐS…, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch sân golf đến năm 2020, mạnh tay loại bỏ tới 76 sân golf, thu hồi được 15.600ha đất.

Sân golf chiếm một diện tích rất lớn. Ảnh: LÃ ANH

Sân golf chiếm một diện tích rất lớn. Ảnh: LÃ ANH

Nhờ đó, diện tích đất trồng lúa bị sân golf chiếm dụng từ 28% đã giảm xuống chỉ còn 2%, hoàn toàn không có đất trồng lúa 2 vụ bị quy hoạch làm xây golf. 97% đất lâm nghiệp có rừng của nhiều sân golf chủ yếu được sử dụng cho mục đích du lịch sinh thái.

Đặc biệt, có tới 41% diện tích, tức 7.200ha đất trong 90 sân golf tận dụng được khu vực đất trống, đồi trọc, đất ven biển, đầm lầy...

Thế nhưng đến nay, chỉ chưa đầy 2 năm sau khi được phê duyệt, quy hoạch sân golf đến năm 2020 đã bị “vỡ” bởi có thêm 39 dự án golf. Sự phình to của quy hoạch sân golf còn bắt nguồn từ một lý do rất “nực cười”: Năm 2009, khi rà soát để xây dựng quy hoạch sân golf đến năm 2020, các tỉnh đã không thống kê đầy đủ các dự án sân golf.

Không những thế, lại có thêm 19 tỉnh - thành xin bổ sung dự án sân golf mới, do vậy đã phát sinh thêm 42 dự án. Các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ thêm 3 sân; Thanh Hóa, Khánh Hòa thêm 4 sân; Kiên Giang thêm 5 sân… Trong các dự án phát sinh, lại có nhiều sân golf chiếm dụng nhiều đất trồng lúa như các sân golf Yên Bình, Long Sơn (Thái Nguyên), Nam Sơn - Hạp Lĩnh (Bắc Ninh), Thanh Thủy (Phú Thọ)…

Hợp thức hóa những dự án trái quy hoạch

Mặc dù việc nhiều địa phương cố ý phá vỡ quy hoạch rành rành, thay vì mạnh tay “trảm” để giữ đúng quy hoạch đã được phê duyệt, trong ý kiến chính thức của Bộ KH-ĐT trình Thủ tướng chỉ xin loại 15 dự án và duyệt 28 dự án mới vào quy hoạch bổ sung. Dư luận thắc mắc: Với đề xuất này có nghĩa Bộ KH-ĐT đồng ý hợp thức hóa cả những sân golf không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất?

Theo ông Trần Đức Thành (Viện Nghiên cứu phát triển), thực hiện theo phương án này sẽ là một bước lùi về quản lý nhà nước. Nếu chấp nhận phá vỡ quy hoạch sân golf đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ tạo một tiền lệ rất xấu trong thực hiện kỷ cương quản lý nhà nước.

Bộ KH-ĐT cho rằng theo phương án này, cả thời kỳ dài sẽ không phải bổ sung quy hoạch sân golf, như vậy quy hoạch sẽ không bị phá vỡ. Tuy nhiên, với việc chấp thuận phát sinh dự án sân golf dễ dàng như thế, lý thuyết của Bộ KH-ĐT trở nên… khó tin. Theo Bộ KH-ĐT, số sân golf sau quy hoạch bổ sung chỉ tương đương với số sân golf của các nước láng giềng như Philippines (100 sân), Malaysia (hiện có 230 sân và đến năm 2020 sẽ có 300 sân)...

Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn một chút, thu nhập bình quân đầu người ở nước ta vẫn còn thấp nhưng lại vượt xa nhiều nước phát triển trên thế giới về số lượng sân golf. Điển hình như Pháp, chỉ có 40 sân, bằng 44,5% so với nước ta hiện nay và bằng 38,8% so với 118 sân golf đến năm 2020. Như vậy, 118 sân golf từ nay đến năm 2020 phải chăng là quá nhiều?

Một điều đáng bàn nữa, đa phần những tỉnh “thống thiết” xin Bộ KH-ĐT cho mở thêm sân golf lại không mạnh về tiềm năng du lịch, trong khi golf là một môn thể thao quý tộc, cần đầu tư nhiều tiền của, các thành viên phải có thu nhập rất cao.

Nhìn vào danh sách bổ sung dự án sân golf, dư luận không thể không đặt câu hỏi: Bộ KH-ĐT hứa sẽ không có chuyện lập lờ giữa golf và BĐS, nhưng có thật vậy không?  

Các tin khác