Tác động của metro đến không gian đô thị

Báo ĐTTC ngày 30-11 có bài “Bùng nổ dự án ăn theo Metro”  thông tin nhiều chủ đầu tư, người mua nhà kỳ vọng BĐS sẽ gia tăng nhanh chóng khi các tuyến metro đi vào hoạt động, việc đi lại thuận tiện, môi trường sống tốt hơn… ĐTTC giới thiệu bài viết của TS.KTS Nguyễn Phương Nga về sự tác động của metro đến không gian đô thị sẽ diễn ra như thế nào.

Báo ĐTTC ngày 30-11 có bài “Bùng nổ dự án ăn theo Metro”  thông tin nhiều chủ đầu tư, người mua nhà kỳ vọng BĐS sẽ gia tăng nhanh chóng khi các tuyến metro đi vào hoạt động, việc đi lại thuận tiện, môi trường sống tốt hơn… ĐTTC giới thiệu bài viết của TS.KTS Nguyễn Phương Nga về sự tác động của metro đến không gian đô thị sẽ diễn ra như thế nào.

Nhiều vấn đề phát sinh

Metro được xem như giải pháp sống còn cho giao thông nội đô tại những đại đô thị có mật độ dân cư cao và bán kính lên tới 30km. Từ tuyến đường sắt đô thị có phần ngầm đầu tiên tại London năm 1863, đến nay metro đã phát triển nhanh chóng tại các đô thị lớn với khoảng 80 hệ thống metro trên toàn thế giới. Hiện nay tại 2 TP lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và TPHCM, những tuyến metro đầu tiên đã được khởi công xây dựng sau nhiều năm lập kế hoạch. Hà Nội theo quy hoạch đến năm 2050 sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị, còn TPHCM có 6 tuyến để đáp ứng nhu cầu phát triển và tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ. Tuyến metro số 1 (Bến Thành- Suối Tiên) của TPHCM đang dần hình thành, dự kiến đưa vào sử dụng vào năm 2018.



Với đặc thù phát triển của Hà Nội và TPHCM, việc áp dụng một hệ thống metro đơn lẻ đi theo sự phát triển ồ ạt của dân số và sự manh mún của không gian quy hoạch đô thị sẽ không tự tạo ra lực phát triển một đô thị cấu trúc bền vững dựa trên cơ sở giao thông công cộng. Cần nhiều nỗ lực để dung hòa sự cấy ghép các tuyến metro mới vào các khu vực đô thị cũ nhằm tận dụng những lợi ích mà metro mang lại và lường trước các vấn đề có thể nảy sinh.

Bên cạnh những vấn đề về kỹ thuật, tài chính và quản trị khi triển khai hệ thống metro, vấn đề tái cấu trúc các khu vực đô thị quanh ga metro cũng cần được dự báo và nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị tương ứng với sự thay đổi của loại hình giao thông đô thị mới. Sự xuất hiện của các ga metro trong đô thị tạo ra những tác động khác nhau lên khu vực xung quanh ga, đòi hỏi có những ứng xử khác nhau để đối phó với những tác động này. Khu vực ảnh hưởng được xác định bằng mức độ tác động do phát triển ga gây ra về mặt tiếp cận của người sử dụng các ga và tác động kinh tế- xã hội của việc phát tiển hệ thống metro. Một mô hình phát triển gắn kết giữa không gian đô thị cũ và ga đường sắt đô thị mới sẽ mang lại lợi ích cho metro về tăng số chuyến và lợi ích cho việc phát triển đô thị.

Cơ hội tái cấu trúc

Tại Việt Nam, việc hình thành và phát triển đường sắt đô thị sẽ tạo ra cơ hội để định dạng và tái cấu trúc các khu vực trong đô thị, đáp ứng nhu cầu dân sinh và nhu cầu phát triển đô thị tương lai, thậm chí thay đổi toàn diện hình thái và cấu trúc đô thị. Khi hạ tầng giao thông phát triển, chắc chắn kiến trúc thượng tầng, các hạ tầng dịch vụ và hoạt động dân sinh sẽ phát triển theo. Tuy nhiên, phát triển theo hướng nào cần phải hiểu rất kỹ về tác động của ga đường sắt đô thị lên không gian, sử dụng đất và mạng lưới giao thông kết nối. Theo đó biến đổi về cấu trúc không gian, biến đổi về cấu trúc giao thông, biến đổi về sử dụng đất.

TPHCM với số dân đông nhất nước đang ngày càng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề của hệ thông hạ tầng vốn đã thiếu, yếu và quá tải từ nhiều năm trước. Hệ thống metro và mô hình phát triển định hướng giao thông công cộng có thể là cơ hội phát triển hạ tầng cũng như tái cấu trúc cho TPHCM theo kịp với những sự thay đổi lớn từ hạ tầng. Thách thức đối với TPHCM là cải tạo những khu vực đô thị cũ thành những khu dân sinh có chất lượng sống tốt hơn gắn với giao thông công cộng, tiếp cận thuận tiện hơn với các điểm bán lẻ, dịch vụ cá nhân, y tế, giáo dục, giải trí…

Tuyến metro số 1 (Bến Thành- Suối Tiên) của TPHCM đang dần hình thành, dự kiến đưa vào sử dụng vào năm 2018.

Tuyến metro số 1 (Bến Thành- Suối Tiên) của TPHCM đang dần hình thành,







dự kiến đưa vào sử dụng vào năm 2018.

Các khu vực ven đô TPHCM đang trên đà đô thị hóa có tiềm năng phát triển mô hình đô thị có định hướng giao thông công cộng do còn quỹ đất. Chúng có thể trở thành làng đô thị - nơi cung cấp môi trường sống tốt, nhân văn, có tính địa phương cao, thân thiện đi bộ cho người dân…Đây cũng là những điểm nhấn thu hút dân cư và nhân lực chất lượng cao, cân bằng mức độ phát triển ở các nút giao thông công cộng, tránh tập trung vào các khu lõi, trung tâm, giữ gìn những bản sắc tinh hoa của đô tị trong bối cảnh áp dụng mô hình phát triển đô thị hiện đại.

 Cơ hội tái cấu trúc cho TPHCM trong bối cảnh đầu tư xây dựng hệ thống metro là rất lớn. Tuy nhiên cần nghiên cứu thấu đáo, có sự tham gia của chính quyền và người dân. Cần tránh tái cấu trúc tự phát, tầm nhìn ngắn hạn, manh mún…

Các tin khác