Sập nhà mới lo chất lượng

Ngay sau dư chấn động đất khiến người dân Hà Nội lo ngại về độ an toàn của các công trình xây dựng, vụ việc ngôi nhà 5 tầng trên phố Huỳnh Thúc Kháng đổ sập vào giữa tuần trước càng khiến nỗi lo này tăng gấp bội. Bên cạnh các chung cư cũ nát và chung cư tái định cư tiềm ẩn hiểm họa “rung là sập”, các công trình nhà dân cũng không đảm bảo an toàn vì nhiều năm qua chất lượng xây dựng bị thả nổi.

Ngay sau dư chấn động đất khiến người dân Hà Nội lo ngại về độ an toàn của các công trình xây dựng, vụ việc ngôi nhà 5 tầng trên phố Huỳnh Thúc Kháng đổ sập vào giữa tuần trước càng khiến nỗi lo này tăng gấp bội. Bên cạnh các chung cư cũ nát và chung cư tái định cư tiềm ẩn hiểm họa “rung là sập”, các công trình nhà dân cũng không đảm bảo an toàn vì nhiều năm qua chất lượng xây dựng bị thả nổi.

Trên thực tế, nhà dân là loại công trình khó đảm bảo nhất về chất lượng xây dựng. Dù đã có quy định xây dựng mới hay cải tạo sửa chữa đều phải xin giấy phép, nhưng nhiều năm qua việc tự ý đập phá, cải tạo, xây thêm tầng để phục vụ mục đích sinh sống hay kinh doanh đã trở nên phổ biến. Thậm chí, nhiều trường hợp còn tự thiết kế lại nhà, thuê thợ xây phá bỏ hẳn tường chịu lực, thêm bớt những vật liệu không phù hợp, bỏ qua yếu tố an toàn để phục vụ những nhu cầu trước mắt.

Quy định của pháp luật nêu rõ, nhà ở riêng lẻ có quy mô nhỏ hơn 2 tầng chủ công trình có thể tự làm, nhưng phải thuê các nhà thầu có đủ năng lực thực hiện và phải chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình. Tuy nhiên, thói quen nhờ vả “chỗ quen”, giao phó căn nhà của mình cho nhà thầu, thậm chí cho thợ xây không chuyên nghiệp, không đủ trang thiết bị đã trở thành một lối mòn trong suy nghĩ của người dân, đặc biệt là khu vực nông thôn. Xây dựng không đạt chất lượng, cộng thêm việc cơi nới, phá bỏ thiết kế ban đầu nên nhà nứt, gãy, sập là điều dễ hiểu.

Theo ông Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, trừ các công trình nhà cao tầng và khu đô thị có quy mô lớn được thẩm định thiết kế cơ sở kỹ lưỡng, phần lớn công trình nhà ở riêng lẻ, nhà dân hiện nay đều chưa thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về xây dựng, nên đã xảy ra nhiều sự cố liên quan đến chất lượng công trình. Dư luận cũng đặt câu hỏi về trách nhiệm của các cơ quan quản lý, giám sát và kiểm định chất lượng địa phương khi những văn bản pháp luật điều chỉnh cho sự việc này đã được Nhà nước ban hành đầy đủ.

Thực tế cho thấy việc sửa chữa, cải tạo nhà dân hiện nay rất bát nháo và khó quản lý, lẫn lộn giữa cải tạo và sửa chữa. nhiều người dân cải tạo nhà không hề xin phép và nếu cơ quan chức năng biết cũng rất dễ bỏ qua bởi tâm lý nhà của họ muốn làm gì thì làm. Đặc biệt là đối với những ngôi nhà chuyên dùng để cho thuê, thường chắp vá trong xây dựng.

Các tin khác