Nhà hoang tiếp tục... bị bỏ hoang

Từng là thực trạng gây nhức nhối trên thị trường BĐS Hà Nội, là phần nổi biểu thị rõ ràng nhất cho tảng băng chìm BĐS tồn kho, hàng ngàn căn hộ chung cư vẫn đang bỏ hoang hoặc chờ hoàn thiện trên địa bàn Hà Nội dường như phải tiếp tục chờ xử lý, khi mới đây Bộ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định chia nhỏ căn hộ chỉ là giải pháp bất đắc dĩ.

Từng là thực trạng gây nhức nhối trên thị trường BĐS Hà Nội, là phần nổi biểu thị rõ ràng nhất cho tảng băng chìm BĐS tồn kho, hàng ngàn căn hộ chung cư vẫn đang bỏ hoang hoặc chờ hoàn thiện trên địa bàn Hà Nội dường như phải tiếp tục chờ xử lý, khi mới đây Bộ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định chia nhỏ căn hộ chỉ là giải pháp bất đắc dĩ.

Phần thừa

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, chia nhỏ căn hộ là giải pháp chẳng đặng đừng, không phải phổ biến. Hiện có hàng trăm dự án nhưng chỉ có vài chục phần trăm đã được thực hiện dở dang hoặc hoàn thiện, còn đại đa số ở trên giấy tờ.

Những công trình đã xong không khuyến khích chia nhỏ, nhưng cho phép nếu dự án có thể thực hiện được. Thông tin này thực sự không mấy vui cho các chủ đầu tư lẫn giới đầu cơ đang mắc kẹt với các căn hộ chung cư trên thị trường.

Bởi với sự ưu tiên cho các căn hộ còn chưa hình thành trên đất, những căn hộ đã hoàn thiện, căn hộ đã bàn giao nhưng chưa có người ở, căn hộ đã xong phần thô - gọi chung là nhà hoang - có nguy cơ sẽ trở thành “phần thừa” của thị trường, bán không ai mua, cũng không thể chuyển đổi để kích cầu.

Theo thống kê của Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), giữa năm ngoái, sau khi kiểm tra sơ bộ đối với 16 dự án của 11 chủ đầu tư trên địa bàn Hà Nội đã đi vào hoạt động, cho thấy 10% số chung cư cao tầng chưa hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật.

Trước đó, thống kê của Hà Nội cũng cho thấy trong tổng số 14.300 căn hộ đã hoàn thành có 178 căn chưa đưa vào sử dụng. Từ đây nhìn rộng có thể thấy con số chung cư bỏ hoang thực tế sẽ lớn gấp nhiều lần, bởi số lượng dự án trên địa bàn Hà Nội lên đến hàng trăm, trong đó số dự án đã hoàn thiện hoặc đã xây dựng xong phần thô, dù là vài chục phần trăm, cũng chiếm số lượng không nhỏ.

Chỉ đơn cử 4 khu đô thị Văn Khê, Văn Phú, Vân Canh, Dương Nội, số căn hộ chung cư hiện đang bỏ hoang, chưa có người ở cũng đã lớn gấp nhiều lần thống kê Hà Nội đưa ra. Đó là chưa kể những dự án đang trong thời hạn triển khai nhưng đã tiến hành thi công và không thể thiết kế lại, hoặc dự án bỏ hoang “tạm thời” do chủ đầu tư hết vốn.

Thống kê trước đó của Hà Nội cũng cho thấy, thành phố này đang tồn kho nhà chung cư (chưa bán hoặc chưa huy động vốn) đến 5.789 căn. Như vậy, số lượng nhà bỏ hoang chắc chắn sẽ còn tăng nhiều trong những năm tới nếu thị trường BĐS tiếp tục không khởi sắc.

Khó xơi

Trên thực tế, cùng với việc chuyển đổi dự án, chia nhỏ căn hộ là một trong những giải pháp được mong chờ nhất của thị trường BĐS, bởi nếu thực hiện được, nó sẽ phần nào giải quyết núi hàng tồn kho quá lớn trên thị trường.

Nhờ đó, số biệt thự, nhà liền kề, đặc biệt là căn hộ chung cư bỏ hoang, chưa có người sử dụng dù đã hoàn thiện có thể sẽ tìm được đầu ra. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra trên thị trường, có thể thấy khối u này không dễ giải quyết.

Số căn hộ chung cư bỏ hoang tại khu đô thị Văn Khê lớn hơn nhiều so với thống kê Hà Nội đưa ra.

Số căn hộ chung cư bỏ hoang tại khu đô thị Văn Khê
lớn hơn nhiều so với thống kê Hà Nội đưa ra. 

Trước đây đã có hàng loạt chính sách được kiến nghị để có thể đưa những căn hộ hoang quay lại thị trường như đánh thuế lũy tiến đối với biệt thự, căn hộ chung cư bỏ hoang, buộc chủ đầu tư phải thu hồi… nhưng cuối cùng kết quả đều không được như mong đợi.

Bởi lẽ khi thị trường đã bội thực, không còn chỗ để hấp thụ, dù dùng biện pháp gì, những BĐS này cũng không có đường đi vào cuộc sống. Chính Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng thừa nhận, việc đối xử với những dự án này, thậm chí là những dự án mới chỉ giải phóng mặt bằng, cũng rất khó khăn.

Thu hồi không được vì doanh nghiệp đã nộp tiền sử dụng đất hoặc làm một số bước, nhà đầu tư sẽ rất thiệt thòi. Còn điều chỉnh dự án cũng chưa chắc dễ dàng vì một khi người mua đã nộp tiền, họ có đồng ý cho chuyển đổi, điều chỉnh dự án đó không?

Trên thực tế, việc các căn hộ dư thừa dẫn đến bỏ hoang la liệt là hệ quả của một quá trình dài thị trường BĐS phát triển lệch lạc, không theo quy hoạch, không theo quy luật cung cầu, cộng với tác động từ suy thoái kinh tế.

Chính vì vậy, để quay trở lại trạng thái cân bằng không thể một sớm một chiều, bởi hiện nay thị trường đã thực sự đầy ứ. Theo nhiều chuyên gia, chỉ khi các biện pháp khơi thông của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống, thị trường “ngấm thuốc” và có những chuyển biến tích cực, tự điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, tăng cầu, giảm cung, lúc đó những dự án đang bỏ hoang mới có cơ may đi vào cuộc sống.

Bên cạnh đó, Nhà nước nên có các biện pháp bắt buộc chủ đầu tư hoàn thành hạ tầng các dự án theo đúng cam kết để tăng tính hấp dẫn người mua cho dự án, bởi hiện nay đây là một trong những yếu tố hàng đầu khiến khách hàng quyết định có “rút hầu bao” hay không.

Các tin khác