Metro kích hạ tầng

Cũng giống như tình hình tại TPHCM, tuyến đường sắt trên cao đầu tiên của Hà Nội dự kiến đưa vào sử dụng cuối năm 2015 đang được chờ đợi sẽ khiến diện mạo của thị trường BĐS thay đổi, đặc biệt BĐS khu vực Hà Đông.

Cũng giống như tình hình tại TPHCM, tuyến đường sắt trên cao đầu tiên của Hà Nội dự kiến đưa vào sử dụng cuối năm 2015 đang được chờ đợi sẽ khiến diện mạo của thị trường BĐS thay đổi, đặc biệt BĐS khu vực Hà Đông.

Những dự án đón đầu

Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2020, Hà Nội sẽ có 5 tuyến đường sắt đô thị chạy xuyên tâm TP với hơn 77km tuyến đường khổ 1,435m đi trên cao, mặt đất và dưới ngầm được xây dựng. Sớm nhất, dự kiến cuối năm 2015 tuyến đường sắt trên cao Hà Nội- Cát Linh sẽ đi vào vận hành. Tuyến đường này dài hơn 13km, chạy từ Cát Linh (Đống Đa) đến Yên Nghĩa (Hà Đông) với thời gian chỉ khoảng 23 phút - con số đáng mơ ước đối với TP luôn phải đối mặt với vấn nạn ùn tắc như Hà Nội.

Từ thời điểm 3 năm trước, khi các tuyến đường sắt vẫn còn trên giấy, nhiều chủ đầu tư đã nhanh nhẹn khởi công xây dựng các dự án bám theo trục đường này và coi tuyến đường này là một điểm nhấn quan trọng cho dự án, đặc biệt ở các vị trí cửa ngõ như Hà Đông, Quốc lộ 32, Cầu Giấy hay gần các ga trung chuyển. Có thể kể đến hàng loạt tên tuổi từ cao cấp đến giá rẻ như Discovery Complex, Văn Phú, Hyundai Hillstate, Suncity Plaza, Golden Land, Phúc Thịnh Tower, Vinhomes Nguyễn Chí Thanh…

Theo nhiều chuyên gia BĐS, không chỉ tuyến metro mà bất cứ công trình giao thông trọng điểm nào cũng sẽ vừa tăng giá trị thặng dư cho BĐS và gián tiếp kích cầu cho thị trường này. Cụ thể, chủ đầu tư sẽ tăng thêm niềm tin khi sẵn sàng đầu tư vốn để đón đầu sự phát triển của hạ tầng, trong khi khách hàng sẵn sàng xuống tiền mua BĐS phù hợp với nhu cầu,

Theo khảo sát của ĐTTC, dù tuyến đường sắt trên cao đầu tiên Cát Linh - Yên Nghĩa đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ, nhưng số lượng người tìm mua các dự án BĐS dọc theo trục đường này ngày càng nhiều. Điển hình như khu vực Yên Nghĩa, trước đây gần như không ai để ý, nay đã có rất nhiều người tìm đến khảo sát giá. Một số dự án nhà giá rẻ dọc trục như Kiến Hưng, CT1 Ngô Thì Nhậm, Kim Văn Kim Lũ… cũng đang được nhiều khách hàng ráo riết tìm mua.

Nhà xa sẽ có giá

Kéo nhà ở lại gần trung tâm sẽ giúp người dân hào hứng hơn với các dự án này, từ đó tăng lượng giao dịch thay vì ngần ngại như trước. Đây là lợi ích lớn nhất mà tuyến metro đang mang lại cho thị trường BĐS. Theo ông  Abhas Jha, Giám đốc đô thị, quản lý rủi ro thảm họa và giao thông Đông Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới, việc người dân dễ dàng tiếp cận việc làm, dịch vụ và các hoạt động giải trí thông qua sử dụng hệ thống giao thông công cộng chất lượng cao sẽ khiến giá nhà ở trở nên rẻ. 

“Thí dụ, vùng Houston có giá nhà rẻ nhất Hoa Kỳ, nhưng khi cộng với chi phí giao thông lại trở thành khu vực đắt đỏ nhất. Trong số 25 thành phố lớn ở Hoa Kỳ, người có thu nhập trung bình chi 42% thu nhập cho nhà ở. Con số này sẽ lên tới 72% nếu cộng thêm chi phí đi lại do thiếu quy hoạch sử dụng đất cho giao thông” - ông Abhas Jha nhận định

Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Như Trung, Phó Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh, cho rằng BĐS gần các nhà ga tàu điện ngầm, tàu điện trên cao hay xe buýt là khu vực dễ tiếp cận nhất, dễ hoạt động thương mại, dễ cho thuê lại.

Nhưng ở góc độ xã hội học, đó là quỹ thời gian mỗi người phải chi trả để di chuyển trên đường, từ nhà đến cơ quan, khu mua sắm, khu giải trí và ngược lại. Đây là lý do nhiều nhà đầu tư BĐS luôn nghe ngóng những động thái trong chiến lược phát triển hệ thống giao thông hiện đại trên địa bàn Hà Nội.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia BĐS cũng khẳng định dự án nhà ở tại các khu vực được coi là xa xôi của Hà Nội như Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm… sẽ có giá hơn nếu có hạ tầng giao thông thuận tiện. Theo bà Ngô Hương Giang, quản lý cao cấp của Savill Hà Nội, thông thường hạ tầng giao thông tác động đến các dự án qua nhiều giai đoạn.

Giai đoạn được quy hoạch tăng mạnh về giá cả và số lượng giao dịch do được săn lùng và gom hàng. Giai đoạn khởi công sẽ chứng kiến sự ấm lại của BĐS nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Giai đoạn hoàn thiện thường không ảnh hưởng đến giá cả nhưng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến số lượng giao dịch.

Tuyến đường sắt trên cao Hà Nội-Cát Linhdu75 kiến hoàn thành cuối năm 2014. Ảnh: HOÀI TRÂM

Tuyến đường sắt trên cao Hà Nội-Cát Linhdu75 kiến hoàn thành cuối năm 2014.
Ảnh: HOÀI TRÂM

Điều này đã được chứng minh qua việc giá nhà  đất tại các khu vực tuyến metro đi qua gần như chưa có sự tăng giá thời điểm này. Thí dụ, khu vực Yên Nghĩa, giá đất khoảng 15 triệu đồng/m2, giá đất thổ cư dọc Quốc lộ 32 cũng chỉ khoảng 16 triệu đồng/m2.

Các dự án chung cư bám theo tuyến metro tại khu vực cửa ngõ như Hà Đông hay Từ Liêm như Discovery Complex, Tân Tây Đô, Hyundai HillState, Mulberry Lane... cũng không có sự tăng giá hay đột biến về số lượng giao dịch.

Các tin khác