Không ủy quyền quản lý chất lượng cho Trung Quốc

(ĐTTCO) - Cho ý kiến về cơ chế đặc thù thực hiện hợp đồng tổng thầu EPC của dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) Cát Linh - Hà Đông, Bộ Xây dựng cho rằng đối với quản lý chất lượng công trình, theo quy định của pháp luật hiện hành về phân cấp công trình, ĐSĐT là công trình cấp đặc biệt. Do vậy, để đảm bảo chất lượng, an toàn công trình và cộng đồng là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, không ủy quyền cho tổng thầu là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 (Trung Quốc) trong công tác quản lý chất lượng công trình.

(ĐTTCO) - Cho ý kiến về cơ chế đặc thù thực hiện hợp đồng tổng thầu EPC của dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) Cát Linh - Hà Đông, Bộ Xây dựng cho rằng đối với quản lý chất lượng công trình, theo quy định của pháp luật hiện hành về phân cấp công trình, ĐSĐT là công trình cấp đặc biệt. Do vậy, để đảm bảo chất lượng, an toàn công trình và cộng đồng là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, không ủy quyền cho tổng thầu là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 (Trung Quốc) trong công tác quản lý chất lượng công trình.

Nhiều năm qua, dự án ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông do tổng thầu Trung Quốc thi công đã gây nhiều tai tiếng. Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án 552,68 triệu USD (năm 2008), do thời gian thi công kéo dài đã đội vốn lên 868,04 triệu USD (năm 2014) và có nguy cơ tiếp tục lỗi hẹn thời điểm hoàn thành. Hiện nhiều nhà thầu phụ dự án đang thi công cầm chừng, hoặc ngừng thi công do tổng thầu đang nợ các nhà thầu phụ Việt Nam khoảng 554 tỷ đồng.

Đối với đề xuất lựa chọn tư vấn nước ngoài để đánh giá an toàn hệ thống trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng, trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu 43/2013/QH13, Bộ GTVT xây dựng quy trình thực hiện nhằm lựa chọn nhà tư vấn đủ năng lực, đảm bảo  nguyên tắc công khai, minh bạch và tiết kiệm chi phí. Trên cơ sở tổng mức đầu tư điều chỉnh đã được phê duyệt, cho phép ký phụ lục hợp đồng EPC theo hình thức hợp đồng trọn gói. Tuy nhiên, để tránh tình trạng dự án bị tiếp tục kéo dài, phát sinh chi phí, Bộ GTVT cần chỉ đạo chủ đầu tư và các đơn vị liên quan tập trung kiểm soát chi phí, đôn đốc và có chế tài đối với tổng thầu, đặc biệt là vấn đề năng lực thực hiện và cam kết tiến độ dự án. Bên cạnh đó, tổng thầu phải đề ra các giải pháp quản lý rủi ro từ giai đoạn thiết kế, thẩm định, phê duyệt đến giai đoạn thi công và nghiệm thu hoàn thành công trình.

Các tin khác