Không lo đóng băng, chôn vốn

(ĐTTCO)- 2017 vẫn được các chuyên gia khẳng định là năm lạc quan của thị trường BĐS. Những lo ngại về bong bóng hay chôn tiền vào BĐS cũng dần được khai thông. Tuy nhiên, xu hướng của thị trường có tốt thêm hay đi ngang so với năm 2016 một phần quyết định từ chiến lược và điều chỉnh phân khúc sản phẩm một số chủ đầu tư lớn đang nắm vai trò chi phối nguồn hàng.

(ĐTTCO)- 2017 vẫn được các chuyên gia khẳng định là năm lạc quan của thị trường BĐS. Những lo ngại về bong bóng hay chôn tiền vào BĐS cũng dần được khai thông. Tuy nhiên, xu hướng của thị trường có tốt thêm hay đi ngang so với năm 2016 một phần quyết định từ chiến lược và điều chỉnh phân khúc sản phẩm một số chủ đầu tư lớn đang nắm vai trò chi phối nguồn hàng.

Nhu cầu nhà ở rất lớn 

Tín hiệu Vingroup đưa ra cuối năm 2016 rất đáng mừng. Cụ thể, Vingroup đưa ra phân khúc mới với thương hiệu Vincity ở 7 TP lớn và từ nay đến năm 2020 sẽ cũng cấp cho thị trường 200.000-300.000 căn hộ giá rẻ. Như vậy, mỗi năm có khoảng 40.000-50.000 căn hộ bổ sung cho nguồn cung mới. Phân khúc này không sợ thừa.

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch VNREA

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA), lạc quan phân tích, với bộ máy quyết liệt Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đang rất hăng hái, năng nổ, công việc đang được khuấy động lên và có sự cạnh tranh lẫn nhau nhằm thu hút đầu tư, phục vụ doanh nghiệp.

Những yếu tố này cộng với hàng loạt luật, chính sách mới điều chỉnh theo xu hướng khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân kinh doanh là những nền tảng rất tốt để phát triển và ổn định kinh tế. Điều này sẽ giúp thị trường BĐS 2017 tạo đà, nhất là khi nhu cầu về nhà ở của người dân còn rất lớn và vẫn còn lãnh địa rộng để phát triển.

 Theo ông Nam, trước hết về trung và dài hạn, nhu cầu BĐS hiện nay vẫn rất lớn. Dự báo đến năm 2020 dân số xấp xỉ 100 triệu người, trong khi bình quân diện tích nhà ở cả nước hiện nay chưa đạt 23m2/đầu người và tốc độ đô thị hóa tiếp tục tăng, kéo theo khoảng 1 triệu dân chuyển từ khu vực nông thôn sang sinh sống tại các khu đô thị và khu công nghiệp. Như vậy, nhu cầu nhà tiếp tục tăng cao.

Nếu xét cầu tăng trưởng, mỗi năm phải tăng thêm 1m2 sàn/người, tức cần bổ sung 1 triệu m2 nhà ở. Đó là chưa kể việc tự sửa chữa, nâng cấp, cải tạo của người dân hiện đang chiếm khoảng 50% trong diện tích nhà ở. Cùng đó là diện tích văn phòng, dịch vụ, công trình xã hội, bệnh viện trường học… góp phần đẩy nhu cầu nhà ở của người dân gia tăng.

Tuy nhiên, trong thị trường BĐS, phân khúc nhà ở phải xác định được đúng cơ cấu hàng hóa. Hiện 70% nhu cầu thị trường nằm ở phân khúc này, trong khi lượng hàng hóa đang rất thiếu. Cung đã có, cộng với việc Chính phủ tiếp tục đưa ra các gói tín dụng phục vụ nhu cầu thật của người dân và khả năng thanh toán sẽ thông qua gói ưu đãi quy định lãi suất tối đa bằng 50% so với thị trường, được kỳ vọng sẽ giúp người thu nhập thấp, thu nhập trung bình cải thiện chỗ ở.

Đơn cử năm 2016, lãi suất hỗ trợ quy định 4,8% và vẫn cân đối, triển khai được gói tín dụng ưu đãi cho vay mua nhà này, khớp được cung và cầu nên hoàn toàn không lo ngại về “khủng hoảng thừa”. Cho dù năm nay, mức lãi suất hỗ trợ vừa được Chính phủ phê duyệt 5%/năm cũng là hợp lý.

Hiện phân khúc dư thừa đáng lo ngại chủ yếu là hàng cao cấp. Tuy nhiên, với những giải pháp được triển khai đồng bộ, hiệu quả của Chính phủ cho năm 2017, phân khúc NoXH và thương mại quy mô nhỏ sẽ phát triển mạnh mẽ, đáp ứng được nhu cầu của thị trường và vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng của thị trường. Điều này cũng giúp cho thị trường BĐS an toàn và ổn định hơn.

Ảnh minh họa: LONG THANH

Ảnh minh họa: LONG THANH

Dòng tiền dịch chuyển theo thị trường

Ông Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cũng bày tỏ sự lạc quan về BĐS năm 2017, nhất là dẹp bỏ nỗi lo tiền đầu tư bị chôn trong thị trường này như có giai đoạn đã từng trải qua. Theo phân tích của ông Cường, từ cuối năm 2014 kéo dài sang cả năm 2016, thị trường BĐS đã có sự phục hồi tích cực nhưng chưa tạo đột biến.

Bởi vậy, năm 2017 BĐS vẫn tiếp tục duy trì nguồn cung dồi dào nên không thể xảy ra biến động giá. Bên cạnh đó, môi trường kinh tế vĩ mô có xu hướng ổn định, phát triển theo xu thế đi lên nên đầu tư BĐS mang lại lợi nhuận tốt từ việc cho thuê để ở, làm cửa hàng, văn phòng… “Dòng tiền đổ vào BĐS có thể chuyển biến, đem lại khoản lãi cho người đầu tư. Như vậy, tình trạng chôn tiền vào BĐS, mua xong đắp chiếu để đấy sẽ không còn” - ông Cường phân tích.

Song, dù việc bỏ vốn vào BĐS trong vài năm tới không đáng lo ngại, nhưng có tạo ra được lợi nhuận hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Nhiều nhà đầu tư có thể là chọn những khu vực phát triển mới, hạ tầng tốt để đón lõng chờ thời cơ tăng giá. Tuy nhiên, ở góc độ chuyên gia kinh tế, ông Cường cho rằng với những người có nguồn vốn dài hạn, không quá dư thừa, chỉ đầu tư trong thời gian ngắn, chớp thời cơ, khả năng sinh lợi nhuận không nhiều.

Vì thế nhà đầu tư cũng nên để mắt tới nguồn thị trường chứng khoán, bởi năm 2017 sẽ có nhiều cơ hội hơn, nhất là khi các doanh nghiệp cổ phần hóa lên sàn nhiều với lượng hàng phong phú. Thị trường chứng khoán dễ thu hút dòng tiền hơn BĐS cho dù tỷ suất lợi nhuận không cao bằng. Kênh gửi tiền ngân hàng cũng được tính đến bởi không có rủi ro nhưng mức lợi nhuận hạn chế và phù hợp với người đầu tư thích an toàn tuyệt đối.

Do vậy, theo ông Cường, đầu tư BĐS có thể lợi nhuận cao hơn nhưng không đến mức buộc người ta phải lao vào. Năm qua, lạm phát thấp, dưới 4%, nên gửi tiền vào ngân hàng vẫn có lợi và an toàn, nhất là khi chưa có kênh đầu tư nào thực sự hấp dẫn.

Các tin khác