Khốn khổ với nhà không phép

Tại TPHCM, nhu cầu nhà ở tăng nhanh và trở nên cấp thiết khi lượng người nhập cư về TPHCM ngày càng lớn. Do vậy, tại các quận - huyện vùng ven TPHCM, cơn lốc đô thị hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ. Thế nhưng, nhiều người - nhất là người nghèo, công nhân và công chức hưởng lương nhà nước - không thể nào mua nổi một căn hộ. Chính vì vậy, họ phải chấp nhận mạo hiểm: mua nhà xây sẵn trên đất ruộng chưa chuyển mục đích sử dụng, không có giấy tờ hợp lệ (chỉ chuyển nhượng bằng giấy tay) diện tích nhỏ, chừng dưới 30m2; hoặc mua đất ruộng được phân lô bán sang tay, rồi tự xây nhà không giấy phép xây dựng để ở. Tại quận 12 có rất nhiều căn nhà nhỏ đang được rao bán với giá khá rẻ so với những nơi khác. Những căn nhà cấp 4 được chủ đất cất thành dãy như các phòng cho thuê trọ nằm giữa cánh đồng, cạnh nghĩa trang… Mỗi căn có diện tích dưới 30m2, giá bán từ 350-500 triệu đồng. Những căn nhà mọc lên kiểu này không thể xin được giấy sở hữu nhà, không thể chuyển hộ khẩu về, có thể bị giải tỏa bất cứ lúc

Tại TPHCM, nhu cầu nhà ở tăng nhanh và trở nên cấp thiết khi lượng người nhập cư về TPHCM ngày càng lớn. Do vậy, tại các quận - huyện vùng ven TPHCM, cơn lốc đô thị hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ. Thế nhưng, nhiều người - nhất là người nghèo, công nhân và công chức hưởng lương nhà nước - không thể nào mua nổi một căn hộ. Chính vì vậy, họ phải chấp nhận mạo hiểm: mua nhà xây sẵn trên đất ruộng chưa chuyển mục đích sử dụng, không có giấy tờ hợp lệ (chỉ chuyển nhượng bằng giấy tay) diện tích nhỏ, chừng dưới 30m2; hoặc mua đất ruộng được phân lô bán sang tay, rồi tự xây nhà không giấy phép xây dựng để ở. Tại quận 12 có rất nhiều căn nhà nhỏ đang được rao bán với giá khá rẻ so với những nơi khác. Những căn nhà cấp 4 được chủ đất cất thành dãy như các phòng cho thuê trọ nằm giữa cánh đồng, cạnh nghĩa trang… Mỗi căn có diện tích dưới 30m2, giá bán từ 350-500 triệu đồng. Những căn nhà mọc lên kiểu này không thể xin được giấy sở hữu nhà, không thể chuyển hộ khẩu về, có thể bị giải tỏa bất cứ lúc nào và khi bị giải tỏa coi như mất trắng. Khu dân cư hoàn toàn không có hạ tầng điện, nước, thoát nước, đường giao thông, và thiếu vệ sinh. Biết vậy nhưng để có chỗ ở tạm thời, người ta vẫn liều mua đất mua nhà tại đây do giá hợp với túi tiền.

Anh Lâm, quê ở Bình Phước, vừa mua một căn nhà như vậy tại phường Tân Thới Hiệp, quận 12 giá 450 triệu đồng. Anh cho biết: “Do quá bức xúc với cảnh ở trọ nên vợ chồng tôi vay mượn, cộng với số tiền tích cóp hơn chục năm đi làm để mua nhà. Tôi không dám hy vọng sau này mình sẽ được cấp chủ quyền nhà, nhưng không còn lựa chọn nào khác nên đành chấp nhận đánh đu với số phận”. Tại phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 cũng có một khu dân cư mới tự phát như vậy. Mặc dù chỉ mua bán bằng giấy tay, nhưng chủ nhà đảm bảo chắc như đóng cột trong tương lai khu nhà này không nằm trong diện giải tỏa, chỉ vài năm nữa TP sẽ cấp giấy chủ quyền cho họ. Cũng giống tình cảnh vợ chồng anh Lâm, chị Thanh Hiếu vừa mua nhà tại đây, tâm sự: “Nghe hứa hẹn, còn nửa tin, nửa ngờ, nhưng những người ít tiền không có quyền chọn lựa”.

Còn nhớ, cách nay chưa lâu, trên địa bàn quận 12 đã có đợt ra quân xóa bỏ nhà xây dựng không có giấy phép trên đất nông nghiệp, diện tích nhà nhỏ hơn 30m2. Lẽ ra ngay từ đầu chính quyền địa phương không nên làm ngơ để cho các chủ đất xây nhà bất hợp pháp bán kiếm lợi; để người nghèo khỏi lâm vào cảnh mất tiền, mang nợ và để đô thị được xây dựng, phát triển đúng quy hoạch.

Các tin khác