HAGL tiến hành tái cấu trúc quy mô lớn

Trong buổi tiếp xúc giữa Ban lãnh đạo Tập đoàn HAGL với các nhà đầu tư, cổ đông, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn, tuyên bố: HAGL sẽ tái cơ cấu một lần nữa với quy mô lớn, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp, BĐS Myanmar. Các lĩnh vực khác như thủy điện, gỗ, khoán sản sẽ thu hẹp, bán bớt. Đặc biệt HAGL sẽ rút khỏi hầu hết dự án BĐS thông qua việc thành lập Công ty An Phú để xử lý.

Trong buổi tiếp xúc giữa Ban lãnh đạo Tập đoàn HAGL với các nhà đầu tư, cổ đông, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn, tuyên bố: HAGL sẽ tái cơ cấu một lần nữa với quy mô lớn, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp, BĐS Myanmar. Các lĩnh vực khác như thủy điện, gỗ, khoán sản sẽ thu hẹp, bán bớt. Đặc biệt HAGL sẽ rút khỏi hầu hết dự án BĐS thông qua việc thành lập Công ty An Phú để xử lý.

Theo ông Đoàn Nguyên Đức, HAGL đã qua 3 giai đoạn: cổ phần hóa (năm 2006), tái cấu trúc (năm 2009) và hoạt động sau khi tái cấu trúc (năm 2010). Từ đó đến nay thị trường có những biến động, tự thân HAGL cũng có những bất cập. Từ thực tế này, HAGL đã thống nhất trong nội bộ quyết định tái cấu trúc một lần nữa.

Ông Đoàn Nguyên Đức và Ban lãnh đạo HAGL tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư ngày 19-8.

Ông Đoàn Nguyên Đức và Ban lãnh đạo HAGL tại buổi gặp gỡ
nhà đầu tư ngày 19-8.

Tái cấu trúc lần này, HAGL định hướng 2 ngành chính: nông nghiệp, gồm: cao su, mía đường và cọ dầu; BĐS mà chủ lực là dự án tại Myanmar. Các lĩnh vực còn lại sẽ bán bớt hoặc tách ra như thủy điện, gỗ, khoán sản… Nhiều ngành mà HAGL thu hẹp, hoặc bỏ hẳn mặc dù đang kinh doanh có lời.

Lý giải vấn đề này, theo ông Đức có những nơi cần vốn và đầu tư hiệu quả hơn như lĩnh vực cao su hay BĐS Myanmar. Hiện nay HAGL có 4 thủy điện đang hoạt động và 2 đang đầu tư và đã đàm phán bán xong 4 trên, giúp HAGL giảm dư nợ được 1.876 tỷ đồng và thu về 2.099 tỷ tiền mặt cho tập đoàn. Với các dự án căn hộ, sẽ tách ra công ty con sở hữu ra khỏi tập đoàn, khoán sản phẩm dẫn tới dần thu hẹp lại. Với ngành gỗ đá sẽ cổ phần hóa cho người lao động, tập đoàn giữ lại khoảng 20%. Như vậy lần này HAGL cải tổ một cách rất quyết liệt.

Những dự án BĐS không hiệu quả, lãi ít hoặc chôn vốn nhiều, HAGL sẽ tách ra 1 công ty riêng. Khoáng sản hiện nay HAGL có 3 mỏ sắt tại VN, Campuchia và Lào. Sau khi các mỏ này đi vào hoạt động cũng có nhiều vấn đề như rủi ro lớn, giá cả không ổn định. Dù hiện nay các mỏ này vẫn mang lại lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng nhưng HAGL vẫn quyết định đưa ra khỏi hệ thống.

Theo ông Đức tái cơ cấu lần này có 2 mục đích: Thứ nhất, về lâu dài làm cho hoạt động ngành nghề gọn lại, để đủ nhân lực để kiểm soát hoạt động của mình và phát triển lên tầm cao mới. Đến ngày 30-12-2012 nợ HAGL phải trả các tổ chức tín dụng và ngân hàng là 16.000 tỷ, trong khi đó vốn chủ sở hữu lúc đó khoảng hơn 10.000 tỷ.

Điều này khiến dư luận có rất nhiều ý kiến, cổ đông có người lo sợ. Nhưng thực chất tổng tài sản là 32.000 tỷ, nếu so với nợ ì không có vấn đề gì. Nhưng có vấn đề là tài sản nhiều mà không sinh lãi nên bán bớt để giảm nợ xấu. Đó là mục đích thứ hai. Mục tiêu từ nay đến cuối năm nợ ròng của HAGL xuống dưới 10.000 tỷ và vốn chủ sở hữu trên 13.000 tỷ đồng. Và như vậy bức tranh tài chính của HAGL cuối năm 2013 sẽ hoàn toán khác cuối năm 2012. Ý tưởng, mục tiêu tái cấu trúc đã sinh ra từ hơn 1 năm nay.

Theo kế hoạch, An Phú sẽ vay tiền của Tập đoàn HAGL 3.083 tỷ đồng để thanh toán các khoản mua công ty con và các dự án BĐS. Cá nhân ông Đoàn Nguyên Đức sẽ đứng ra bảo lãnh khoản vay này. CTCP Phát triển nhà Hoàng Anh sẽ điều động số tiền này để trả nợ cho công ty mẹ. Tiếp theo là bán cổ phần Công ty An Phú, tổng giá trị chào bán khoảng 360 tỷ đồng. Công ty mẹ sẽ chi cổ tức để cổ đông có nguồn tiền mua cổ phần Công ty An Phú.

Ông Đức cho biết số nợ vay sau khi tái cấu trúc (30-6-2013) sau khi tách các công ty BĐS và công ty gỗ giảm từ 14.595 tỷ xuống còn còn 12.339 tỷ đồng; số dư đến ngày 30-6-2013 là 2.376 tỷ đồng; số tiền thu từ bán các khoản đầu tư đến cuối tháng 8-2013 là 2.100 tỷ đồng.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư còn băn khoăn về khả năng xử lý nợ xấu khi chuyển về cho An Phú. Bởi hiện nay HAGL chỉ mới bán được 4 thủy điện và CPH công ty gỗ, còn các dự án BĐS phần lớn vẫn còn. Ông Đức, cho biết Công ty An Phú được thành lập thực chất là để xử lý nợ xấu, tách bạch các dự án BĐS ra khỏi công ty mẹ. Ông Đức cũng tỏ ra tự tin về sự thành công của việc tái cấu trúc lần này.

Một số công ty sẽ bán cổ phần/vốn góp trong các công ty con từ Công ty Phát triển nhà Hoàng Anh sang Công ty An Phú: Công ty Đông Nam (khoản đầu tư 1.119 tỷ, dự án Hiệp Bình Phước 35,3ha); Phú Hoàng Anh (khoản đầu tư 309 tỷ, đang còn dự án Phú Hoàng Anh 2); Phúc Bảo Minh (khoản đầu tư 245 tỷ, dự án căn hộ Lũy Bán Bích); Minh Tuấn (khoản đầu tư 149 tỷ, dự án đất nền quận 9 đang bán); Minh Thnah 2 (khoản đầu tu 129 tỷ đồng, đang sở hữu căn hộ Hóc Môn)...

    Một số dự án còn lại thuộc Công ty Phát triển nhà Hoàng Anh (thuộc HAGL): Khu phức hợp Hoàng Anh Myanmar 73.358m2, diện tích xây dựng hơn 600.000m2; khu phức hợp văn phòng và TTTM Kênh Tẻ (quận 7) 15.719m2, diện tích sàn xây dựng 155.384m2; khu phức hợp căn hộ - TTTN- văn phòng (Dà Nẵng) 26.847m2, diện tích sàn hơn 333.336m2; khu căn hộ ven sông Tân Phong (quận 7) 28.127m2, diện tích sàn xây dựng 185.638m2; khu căn hộ Hoàng Anh Bangkok (Thái Lan) 5.000m2, diện tích sàn xây dựng 15.571m2.

Các tin khác