Đột phá thể chế đặc khu kinh tế

(ĐTTCO) - Đề án hình thành 3 đặc khu kinh tế (ĐKKT) Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc đang được các địa phương gấp rút hoàn thành. Nhưng việc hình thành một thể chế đột phá cho ĐKKT vẫn đang được bàn thảo. 

Góp ý về vấn đề này, các chuyên gia kinh tế cho rằng phát triển các ĐKKT cần nhìn lại những được mất của chính sách phát triển các KKT, khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) những năm qua để hình thành một khung chính sách phù hợp. 

4 điều kiện phát triển ĐKKT
Theo TS. Huỳnh Thế Du, Đại học Fulbright, vị trí có vai trò đặc biệt quyết định đến thành công trong xây dựng các ĐKKT. Bởi lẽ, các ĐKKT phải gắn kết trong và ngoài nước, đặc biệt phải kết nối với thị trường bên ngoài, có ưu thế về cơ sở hạ tầng. Thành công của các ĐKKT của Trung Quốc như Thâm Quyến, Hồng Công, Ma Cao đều nhờ vào vị trí đắc địa, nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ và tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ của cộng đồng người Hoa.
Năm 1979, Việt Nam đã thành lập ĐKKT Vũng Tàu - Côn Đảo, nhưng sau đó phải
 Không có đột phá về thể chế cả về kinh tế lẫn hành chính sẽ không tạo ra sự đặc biệt cho các ĐKKT. Theo đó, thể chế đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là phải nhất thể hóa các chức danh trong Đảng và chính quyền. Trưởng đặc khu phải là người đứng đầu về mặt Đảng và về hành chính, có quyền quyết định và phải là người giỏi. Cán bộ trong đặc khu phải kiêm nhiệm theo mô hình của các nước. 
TS. Nguyễn Sỹ Dũng,
 nguyên Phó Chủ nhiện Văn phòng Quốc hội
chuyển thành đơn vị hành chính cấp tỉnh. Những năm 1990 việc phát triển các KCN, KCX cũng là một dạng của ĐKKT nhưng quy mô nhỏ hơn, đã gặt hái được nhiều thành công, như KCN Tân Tạo, KCX Tân Thuận.
Tuy nhiên sau đó sự phát triển ồ ạt KCN ở các địa phương mang tính phong trào đã để lại nhiều hệ lụy hơn những kết quả mong đợi. Đặc biệt, từ năm 2000 việc phát triển các KKT quy mô lớn, nhất là các KKT ven biển ở nhiều địa phương cũng không thực sự phát huy hiệu quả. 

Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT), tổng diện tích mặt đất và mặt nước biển của 16 KKT ven biển gần 815.000ha, đạt tổng doanh thu khoảng 8 tỷ USD, xuất khẩu đạt hơn 5 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 30.000 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho khoảng 130.000 lao động. Nhưng do diện tích các KKT thường lớn hơn nhiều diện tích đô thị và đất công nghiệp, nên khả năng lấp đầy tất cả KKT được xác định rất thấp. Vì vậy, theo Bộ KH-ĐT, ngoài điều kiện về vị trí cần xem xét quy mô các KKT một cách hợp lý.
Đột phá thể chế đặc khu kinh tế ảnh 1 Một dự án phát triển  khu du lịch nghỉ dưỡng - giải trí tại Phú Quốc. 
Điều kiện kế tiếp để hình thành ĐKKT là cần có quyết tâm chính trị của lãnh đạo cao cấp và một liên minh ủng hộ mạnh mẽ. Phần lớn KKT hiện nay chỉ phát huy tác dụng sau 5-10 năm thành lập. Vì thế, nếu bị tác động bởi yếu tố nhiệm kỳ sẽ rất khó đảm bảo cho sự thành công của các ĐKKT trong dài hạn.
Thực tế, chính sách phát triển KKT ven biển những năm qua không có sự khác biệt nhiều so với cơ chế phát triển KKT nói chung. Cụ thể, các ưu đãi trực tiếp như đất đai hay thuế khóa gần như đã được sử dụng hết, chẳng còn gì để ưu đãi, trong khi các địa phương vẫn đua nhau mở các KKT, đã dẫn đến nhiều KKT không thể lấp đầy diện tích, trở thành những khu quy hoạch treo, gây lãng phí đất rất lớn. Bên cạnh đó, trong hầu hết trường hợp thành công của mô hình ĐKKT, đối tượng thực hiện chính là tư nhân. Vì thế, đây là lúc cần nhìn nhận đúng vai trò quan trọng của DN tư nhân trong liên minh tăng trưởng. 
Điều kiện cuối cùng để phát triển ĐKKT thành công là cần hình thành một thể chế, môi trường nuôi dưỡng sự sáng tạo, tìm tòi cái mới để tạo ra thế hệ doanh nhân mới - những người chấp nhận rủi ro và sẵn sàng đi đến cùng cùng với dự án, ý tưởng phát triển.
Cách làm quyết định thành công
Mục tiêu quan trọng nhất của mô hình ĐKKT là tạo ra các đột phá, nhất là trong cải cách thể chế. Có được điều này sẽ kéo theo những yếu tố khác. Tuy nhiên, việc phát triển KKT ở Việt Nam những năm qua thường chỉ chú trọng đến các lợi ích trực tiếp tính bằng số vốn, số lượng DN, việc làm hay doanh số, trong khi các lợi ích mềm hay nhân tố động như xây dựng các KKT như “phòng thí nghiệm chính sách” chưa được quan tâm.
Thực tế, những năm qua nước ta có 2 mô hình phát triển khá giống với ĐKKT, đó là ở tỉnh Bình Dương và khu Nam Sài Gòn ở TPHCM. Sự phát triển thành công 2 mô hình này đến từ việc triển khai các thử nghiệm mới, sự ủng hộ và quyết tâm của liên minh thực hiện dự án, với sự tham gia của những lãnh đạo cao nhất ở mỗi cấp, các bên có lợi ích dài hạn tham gia, cùng với những doanh nhân sẵn sàng theo đuổi các mục tiêu, tạo ra những thứ có giá trị cho xã hội.
Từ 2 mô hình trên, có thể thấy cách làm sẽ quyết định thành công của các ĐKKT. Bởi trong sự phát triển của tỉnh Bình Dương và khu Nam Sài Gòn, ngân sách gần như không phải bỏ ra đồng nào nhưng hiện cả 2 nơi này đang là những “con gà đẻ trứng vàng” cho ngân sách nhà nước, cùng với rất nhiều lợi ích kinh tế khác được tạo ra. Chỉ tính riêng việc phát triển khu Nam Sài Gòn bao gồm KCX Tân Thuận, đô thị Phú Mỹ Hưng, đô thị cảng Hiệp Phước đã đóng góp phần thu ngân sách bao gồm các khoản thuế, lợi nhuận từ phân bổ vốn góp khoảng 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, việc phát triển thành công khu Nam Sài Gòn và tỉnh Bình Dương cũng cho thấy sự kháng cự không muốn thay đổi đang triệt tiêu sự sáng tạo, nhiệt huyết cũng như ước muốn làm cái mới. Nếu không nhận được sự ủng hộ và đồng thuận từ lãnh đạo cấp cao, không vượt qua được tình trạng hiện hữu sẽ rất khó cho tương lai của mô hình ĐKKT ở Việt Nam. 

Các tin khác