Đón đầu đường sắt đô thị

(ĐTTC) - Theo báo cáo nghiên cứu của Savills Việt Nam, việc phát triển hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt đường sắt đô thị có thể tác động mạnh đến sự phát triển của thị trường BĐS. Mô hình phát triển quanh điểm trung chuyển (TOD) sẽ kích các hạng mục như nhà ở, văn phòng, bán lẻ...

(ĐTTC) - Theo báo cáo nghiên cứu của Savills Việt Nam, việc phát triển hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt đường sắt đô thị có thể tác động mạnh đến sự phát triển của thị trường BĐS. Mô hình phát triển quanh điểm trung chuyển (TOD) sẽ kích các hạng mục như nhà ở, văn phòng, bán lẻ...

Nhiều dự án đón đầu

TPHCM hiện nay dành rất nhiều nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng, đặc biệt là metro nhằm giãn dân, giải quyết vấn nạn ùn tắc, kẹt xe và ô nhiễm môi trường. Việc các chủ đầu tư BĐS chọn vị trí gần các nhà ga metro để phát triển dự án là xu thế chung của thị trường BĐS trong vòng 5 năm trở lại đây và thời gian tới.

Ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng giám đốc Công ty Hưng Thịnh Land

Bangkok có thể coi là một mô hình khá thành công và theo Savills, Việt Nam có thể học hỏi trong việc huy động nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư hệ thống giao thông công cộng, từ đó giải quyết các vấn đề giao thông đô thị và ô nhiễm không khí. Tại các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực, mô hình này tạo ra sự gia tăng đáng kể về giá trị BĐS khu vực lân cận các trạm trung chuyển. Xu hướng tương tự được kỳ vọng sẽ sớm diễn ra ở TPHCM và Hà Nội với các tuyến đường sắt đô thị đầu tiên được đưa vào vận hành trước 2020.

Thực tế, từ khi TPHCM khởi công tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên vào năm 2012, hàng chục dự án BĐS đã mọc lên để đón đầu cơ hội. Riêng Công ty Hưng Thịnh tại khu vực quận Thủ Đức và quận 9 có đến 3 dự án căn hộ đã triển khai gồm Lavita Garden, 9 View, Moonlight Residences. Theo các nhân viên bán hàng, thanh khoản của những dự án này trên cả mong đợi nhờ vị trí đều nằm gần các nhà ga metro. Đặc biệt, sầm uất nhất là đoạn từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc, các dự án cao ốc tập trung với mật độ dày đặc.

Tại khu vực phường Thảo Điền, không riêng gì 5-6 block căn hộ Masteri với trung tâm thương mại Vingroup, Công ty Sơn Kim Land cũng đóng góp thêm 2 dự án căn hộ cao cấp là Gateway và The Nassim. Đối diện với các ga An Phú, Rạch Chiếc là các dự án Lexington Residence và The Sun Avenue của Tập đoàn Nova tọa lạc tại góc Xa lộ Hà Nội và Đại lộ Mai Chí Thọ (quận 2). Tuy có vị trí gần nhà ga metro, nhưng giá bán căn hộ ghi nhận có sự chênh lệch rất lớn từ 15 triệu đồng đến 45 triệu đồng/m2 tùy theo phân khúc.

Nhiều nhà đầu tư quan tâm và tìm hiểu dự án 9 View khi Hưng Thịnh công bố dự án và căn hộ mẫu hồi tháng 5-2016.

Nhiều nhà đầu tư quan tâm và tìm hiểu dự án 9 View

khi Hưng Thịnh công bố dự án và căn hộ mẫu hồi tháng 5-2016.

Thúc đẩy hạ tầng, loại hình dịch vụ

Cùng với tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đang dần hoàn thiện, tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương dù chưa thành hình hài nhưng kể từ khi công bố quy hoạch BĐS dọc trục đường này cũng không ngừng tăng nhiệt. Đầu năm 2016, khu phức hợp Rich Star, chuỗi căn hộ Depot Metro Tower và Southern Dragon nằm 2 bên tuyến Bến Thành - Tham Lương đã đồng loạt bung hàng thu hút sự chú ý của khách hàng. Trước đó, thị trường khu vực này còn chào đón một số dự án như 8X Plus, Tecco Green Nest... Dọc tuyến metro từ Đại lộ Nguyễn Văn Linh đến Bến Cát, Thạnh Xuân cũng đã xuất hiện nguồn cung mới. Công ty Hưng Lộc Phát tung dự án Silver Star với thông điệp dự án chỉ cách tuyến metro này 100m di chuyển. Hay gần đó, Công ty Kiến Á cũng đang tung ra khu biệt thự cao cấp Galleria thuộc khu Nam TPHCM. Công ty Hưng Thịnh cũng bám sát xu hướng này và đã có sự chuẩn bị quỹ đất dồi dào dọc các tuyến đường sắt đô thị lan tỏa ra khu vực cửa ngõ phía Đông, Tây Nam và Tây Bắc...

Chuyên gia địa ốc Phan Công Chánh nhận định, BĐS gần metro đang là tâm điểm chú ý do giá trị không ngừng tăng lên theo thời gian. Metro không những được kỳ vọng sẽ là mô hình vận tải tối ưu để giải quyết tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân, mà xung quanh nó nhiều tiện ích hình thành ngày càng đầy đủ và phong phú tạo nên bộ mặt mới cho đô thị. Chẳng hạn, quận Bình Tân là một trong những quận sinh sau đẻ muộn, mang tiếng là vùng ven của TP nhưng hiện nay tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh dưới tác động của metro 3a và hạ tầng giao thông phát triển. “Chính hạ tầng giao thông đã dẫn lối, thu hút đầu tư nhà ở và nhiều loại hình dịch vụ đa dạng kèm theo trên địa bàn quận Bình Tân như trung tâm thương mại AEON Mall, cụm rạp chiếu phim Galaxy, siêu thị BigC, siêu thị Coopmart, cửa hàng tiện lợi CircleK, Bmart, công viên, trường học, bệnh viện Nhi Đồng 3…” - ông Chánh chia sẻ.

Theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, TPHCM có 8 tuyến metro gồm: Tuyến số 1: Bến Thành - Suối Tiên dài gần 20km (dự kiến kéo dài đến Bình Dương); Tuyến số 2: Thủ Thiêm - Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi khoảng 48km (làm trước đoạn Bến Thành - Tham Lương). Tuyến 3A: Bến Thành - Tân Kiên khoảng 20km; Tuyến 3B: Ngã 6 Cộng Hòa - Hiệp Bình Phước dài hơn 12km; Tuyến 4A: cầu Bến Cát - Khu đô thị Hiệp Phước dài 36km; Tuyến 4B: Ga công viên Gia Định - ga Lăng Cha Cả dài 5,2km; Tuyến số 5: Cầu Sài Gòn - bến xe Cần Giuộc (khoảng 17km); Tuyến số 6: Bà Quẹo - vòng xoay Phú Lâm (dài hơn 6km). Ngoài ra, còn có 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray (tramway hoặc monorail).

Các tin khác