Đất canh tác teo tóp quá nhanh

Trong quá trình đô thị hóa, nhiều diện tích đất canh tác bị chuyển mục đích sử dụng sang xây dựng nhà ở, khu công nghiệp, trung tâm thương mại, đường sá, sân golf... Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn, diện tích đất trồng lúa trên cả nước năm 2010 đã giảm 378.000ha so với năm 2000.

Trong quá trình đô thị hóa, nhiều diện tích đất canh tác bị chuyển mục đích sử dụng sang xây dựng nhà ở, khu công nghiệp, trung tâm thương mại, đường sá, sân golf... Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn, diện tích đất trồng lúa trên cả nước năm 2010 đã giảm 378.000ha so với năm 2000.

Đất trồng lúa bị giảm nhiều nhất là ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ, ĐBSCL. Đặc biệt, một số tỉnh thuộc các vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hóa nhanh, tốc độ giảm đất trồng lúa rất cao.

Cụ thể, Hải Dương giảm bình quân 1.642ha/năm, Hưng Yên giảm 943ha/năm, Hà Nội giảm 1.067ha/năm, TPHCM giảm 3.045ha/năm, Tây Ninh giảm 2.764ha/năm, Long An giảm 2.697ha/năm, Tiền Giang giảm 1.875ha/năm, Bến Tre giảm 1.725ha/năm...

Hội Khoa học đất Việt Nam cũng đưa ra số liệu giảm diện tích đất nông nghiệp trong vòng 1 thập niên trở lại đây với những con số làm người ta giật mình. Bình quân mỗi năm nông dân phải nhường 74.000ha đất sản xuất cho việc phát triển các khu công nghiệp, đô thị và kết cấu hạ tầng. Nhiều diện tích bị thu hồi là những khu vực đất đai màu mỡ, cho 2 vụ lúa/năm.

Trong quá trình đô thị hóa, diện tích đất canh tác đang bị teo tóp nhanh. Ảnh: THANH VY

Trong quá trình đô thị hóa, diện tích đất canh tác đang bị teo tóp nhanh. Ảnh: THANH VY

Đứng trước yêu cầu phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ…, việc trưng dụng đất nông nghiệp để xây dựng hạ tầng là tất yếu. Điều đáng nói, tốc độ phát triển của các khu đô thị, khu công nghiệp sau khi có quyết định thu hồi đất lại rất chậm, thậm chí nhiều dự án án binh bất động, khiến đất bị bỏ hoang nhiều năm, làm lãng phí tài nguyên đất và tài sản xã hội. Việc quy hoạch đầu tư sân golf tràn lan, chiếm diện tích quá lớn cũng khiến dư luận rất bất bình.

Theo Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn TPHCM, hiện TPHCM chỉ còn 116.000ha đất nông nghiệp, tập trung ở 5 huyện ngoại thành: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp ở các khu vực này và nguy cơ mất đất nông nghiệp vẫn tiếp tục diễn ra.

Đến thời điểm này, ngoài diện tích đất đã mất, chỉ tính riêng 3 huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh đã có trên 3.000ha đất bị bỏ hoang vì ô nhiễm môi trường và quy hoạch “treo”.

Kết quả khảo sát cho thấy việc thu hồi đất nông nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của các hộ sản xuất nông nghiệp, có 25-30% lao động nông nghiệp mất việc làm hoặc việc làm không ổn định, hơn một nửa số hộ (53%) bị thu hồi đất có thu nhập giảm so với trước.

Trung bình mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi sẽ lấy đi cơ hội làm việc của 13 lao động. Do vậy, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất đang là vấn đề đau đầu của lãnh đạo các địa phương.

Ông Nguyễn Văn Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Bình Chánh (TPHCM), cho biết: “Trong quá trình đô thị hóa, các dự án khu dân cư Mậu Thân, Vĩnh Lộc, An Phú Tây, Đa Phước, Tân Túc… và các khu công nghiệp Phong Phú, An Hạ đã xóa nhanh đất nông nghiệp. Trong tổng số hộ nông dân bị thu hồi đất, hiện có khoảng 30-40% được chuyển đổi ngành nghề.

Bên cạnh việc đưa ra nhiều chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từ nay đến cuối năm địa phương phải quy hoạch được vùng đất nông nghiệp để nông dân yên tâm sản xuất”.

Các tin khác