Đại gia ra tay

Thời gian qua có nhiều doanh nghiệp BĐS tìm đối tác để chuyển nhượng dự án, nhằm giảm bớt rủi ro do áp lực tài chính tăng mạnh. Nhiều chuyên gia nhận định đây là cơ hội để các doanh nghiệp BĐS tiềm lực mạnh mua được dự án giá rẻ.

Thời gian qua có nhiều doanh nghiệp BĐS tìm đối tác để chuyển nhượng dự án, nhằm giảm bớt rủi ro do áp lực tài chính tăng mạnh. Nhiều chuyên gia nhận định đây là cơ hội để các doanh nghiệp BĐS tiềm lực mạnh mua được dự án giá rẻ.

Nhiều thương vụ chuyển nhượng dự án như: Quỹ đầu tư Prudential Vietnam mua lại phần vốn góp của Công ty Vina Development Inc (Hàn Quốc) trong dự án Imperia An Phú (quận 2). CTCP Đầu tư Kinh doanh địa ốc Đất Xanh mua lại dự án của Công ty TNHH Hà Thuận Hùng, biến khu đất rộng hơn 3.700m2 tại quận Gò Vấp thành dự án căn hộ cao 14 tầng Phú Gia Hưng Apartment với 234 căn hộ cao cấp; CTCP Đầu tư Kinh doanh địa ốc Đất Xanh cũng vừa nhận chuyển nhượng một dự án quy mô hơn 600 nền đất tại Thủ Thừa (Long An) và đang chuẩn bị đưa ra thị trường trong tháng 5 này; CTCP Chương Dương đang đàm phán với đối tác nước ngoài để thực hiện việc chuyển nhượng dự án Golden Land (quận Thủ Đức) - đây là dự án trung tâm thương mại và chung cư cao tầng, được quy hoạch trên diện tích gần 15.000m2, với tổng mức đầu tư gần 880 tỷ đồng.

Hiện một số doanh nghiệp BĐS đang thoái vốn bằng cách chuyển nhượng lại cổ phần nắm giữ tại các công ty hoặc dự án liên kết cùng đối tác. Ông Trương Minh Thuận, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Kinh doanh nhà, cho biết trong năm 2010 công ty đã cố gắng thoái vốn tại một số liên doanh liên kết nhằm tập trung tài lực cho các dự án chủ lực của công ty.

Việc thắt chặt chính sách tiền tệ cùng các chính sách mới đối với BĐS ban hành vào đầu năm 2011, khiến các doanh nghiệp BĐS phải chịu sức ép lớn về nợ vay ngân hàng và khó huy động được nguồn vốn triển khai dự án, buộc phải chuyển nhượng lại nhằm giảm thiểu rủi ro. Các doanh nghiệp BĐS có tiềm lực mạnh đã không bỏ lỡ cơ hội chọn “miếng mồi” ngon. Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), cho biết thời gian gần đây HAGL đã nhận được khá nhiều lời chào bán dự án BĐS, HAGL đang xem xét để chọn những dự án tiềm năng, thủ tục pháp lý hoàn chỉnh trước khi ngồi vào bàn đàm phán.

Còn nhớ, trong cơn sốt BĐS vào năm 2008, ông Đoàn Nguyên Đức đã "bật mí": “Do lúc thị trường BĐS khó khăn, HAGL đã đi gom đất, đến khi thị trường hồi phục HAGL có rất nhiều quỹ đất nên trúng lớn”. Liệu lịch sử có lặp lại như vậy với những doanh nghiệp mua lại dự án tại thời điểm này?

Các tin khác