Chống ngập nước cần vốn lớn

(ĐTTCO) - Sở Xây dựng TPHCM vừa có kết luận thanh tra hàng loạt sai phạm tại chung cư Khang Gia (số 377 Tân Hương, phường Tân Quý, quận Tân Phú), do Công ty Khang Gia làm chủ đầu tư.
 Sở Xây dựng cho rằng để xảy ra những sai phạm này có phần trách nhiệm của chính quyền các cấp, cũng như các cơ quan chức năng quận Tân Phú.
Kênh, rạch bị lấp
TPHCM có hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt, mật độ dày đặc, với tổng số kênh rạch 2.953 tuyến có tổng chiều dài 4.369km, có vai trò quan trọng trong hoạt động giao thông thủy, tiêu thoát nước. Sông Sài Gòn đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thoát nước mưa và nước thải cho vùng phía Bắc và trung tâm TP. Sông Đồng Nai (đoạn hạ lưu gọi là sông Nhà Bè) giữ vị trí chính trong việc tiêu thoát nước vùng phía Nam.
Bên cạnh các tuyến sông chính, hệ thống kênh rạch đóng vai trò rất lớn trong việc tiêu thoát nước cho TP với 4 trục tiêu thoát nước chính: Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên; Tàu Hủ - Bến Nghé - Kênh Đôi - Kênh Tẻ; Nhiêu Lộc - Thị Nghè; Tân Hóa - Lò Gốm, có tổng chiều dài khoảng 60,3km. Tuy nhiên, trong tình hình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp và mực nước biển dâng như hiện nay, với hệ thống sông, kênh, rạch rất nhiều nhưng TPHCM cũng phải đối mặt với nguy cơ ngập do triều cường.
Quy hoạch cũ của đô thị Sài Gòn trước năm 1975 với quy mô dân số khoảng 2 triệu người, do đó hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng được quy hoạch và thiết kế tương ứng với quy mô dân số. Tuy nhiên, sau hơn 40 năm giải phóng, hiện nay dân số của TP đã gần 14 triệu người, dẫn đến lượng nước thải cũng tăng lên nhiều lần. Trong khi hệ thống cống thoát nước chưa được đầu tư, cải tạo kịp thời, nên không đáp ứng được nhu cầu thoát nước.
Hệ thống thoát nước của TP chủ yếu thông qua hệ thống sông, kênh rạch, nhưng thời gian qua do điều kiện ngân sách còn khó khăn, hầu hết hệ thống sông, kênh, rạch chưa được đầu tư nạo vét, gây bồi lắng, tắc nghẽn dòng chảy, cửa xả làm hạn chế khả năng thoát nước. Trong những năm gần đây, TP đã cố gắng tập trung, thực hiện bằng nhiều giải pháp và huy động nhiều nguồn lực nhưng mới nạo vét được 60,3km/4.369km (chiếm 1,38%) trên 4 trục tiêu thoát nước chính. 
Chống ngập nước cần vốn lớn ảnh 1 TPHCM cần 46.500 tỷ đồng cho các dự án thoát nước. 
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, cùng với công tác quản lý đô thị còn lỏng lẻo, một số dự án có xảy ra tình trạng san lấp rạch để xây dựng các công trình, nhưng không xây dựng hồ điều tiết bù lại diện tích đã san lấp theo quy định, làm các khu vực trữ nước tự nhiên bị thu hẹp. Mặc khác, tình trạng bê tông hóa hạ tầng kỹ thuật giao thông đường bộ ngày càng cao, dẫn đến khả năng điều tiết nước giảm, diện tích thẩm thấu thoát nước tự nhiên bị hạn chế.Cần vốn lớn
Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm chống ngập, cho biết hiện Trung tâm chống ngập đang triển khai bước chuẩn bị đầu tư xây dựng 3 hồ điều tiết; xây dựng 7 nhà máy xử lý nước thải và hệ thống cống bao. Tập trung tháo gỡ các vướng mắc để hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục kiểm soát triều của dự án, giải quyết ngập do triều khu vực TP có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1); xây dựng 2 cống Vàm Thuật, rạch Nước Lên, dự kiến sử dụng nguồn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á; xây dựng 12km đê bao xung yếu thuộc bờ tả sông Sài Gòn; chuẩn bị đầu tư 4 dự án cải tạo trục tiêu thoát nước chính bà Tiếng, bà Lớn, Xóm Củi, Lung Mân.
Tuy nhiên, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của TP, nên nguồn vốn chi cho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn hạn hẹp dần, trong khi nhu cầu thực tế rất lớn. Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2016-2020 là 96.329 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách TP 6.338 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách Trung ương 588 tỷ đồng; nguồn vốn xã hội hóa 21.865 tỷ đồng và nguồn vốn ODA 57.518 tỷ đồng (đang tìm nguồn tài trợ). 
Nguồn vốn thực hiện các dự án thuộc quy hoạch tổng thể thoát nước TPHCM đến năm 2020 (Quy hoạch 752) 52.897 tỷ đồng, gồm các dự án: xây dựng 3 hồ điều tiết; xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước giải quyết ngập do mưa (65 dự án và 2 chương trình); cải tạo rạch Xuyên Tâm; xây dựng nhà máy xử lý nước thải và hệ thống cống bao; quản lý rủi ro ngập khu vực TP. Nguồn vốn thực hiện các dự án thuộc quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP (Quy hoạch 1547) là 20.482 tỷ đồng, gồm các dự án: giải quyết ngập do triều khu vực TP có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 (PPP-BT); bờ tả sông Sài Gòn; cống kiểm soát triều sông Kinh; nạo vét cải tạo 8 trục tiêu thoát nước chính. Tổng cộng còn thiếu (Quy hoạch 752 và Quy hoạch 1547) 46.527 tỷ đồng. 

Các tin khác