Chính sách nên ngày càng minh bạch

Gần 10 năm tham gia thị trường BĐS Việt Nam, Tập đoàn Gamuda (Malaysia)  gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có niềm tin vào thị trường BĐS Việt Nam. Trao đổi với ĐTTC, ông Chow Chee Fan (ảnh), Tổng giám đốc CTCP Đầu tư BĐS Sài Gòn Thương Tín Tân Thắng - liên doanh giữa Gamuda với CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương tín (Sacomreal), cho biết:

Gần 10 năm tham gia thị trường BĐS Việt Nam, Tập đoàn Gamuda (Malaysia)  gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có niềm tin vào thị trường BĐS Việt Nam. Trao đổi với ĐTTC, ông Chow Chee Fan (ảnh), Tổng giám đốc CTCP Đầu tư BĐS Sài Gòn Thương Tín Tân Thắng - liên doanh giữa Gamuda với CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương tín (Sacomreal), cho biết:

Năm 2006 Gamuda chính thức tham gia thị trường BĐS Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại Gamuda đã triển khai đầu tư được 3 dự án, trong đó có 2 dự án lớn tại Hà Nội và TPHCM. Năm 2007, tập đoàn đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải cho Hà Nội để lấy đất đầu tư dự án khu đô thị mới tại Yên Sở với quy mô 500ha.

Đến nay toàn bộ hạ tầng dự án đã hoàn thiện cùng khoảng 200 căn nhà liên kế đã xây xong và bắt đầu giao nhà. Tại TPHCM, năm 2010 Gamuda liên kết với Sacomreal thành lập CTCP Đầu tư BĐS Sài Gòn Thương Tín Tân Thắng để đầu tư dự án khu đô thị Celadon City. Dự án có quy mô 82ha gồm 7.300  căn hộ.

Hiện nay hạ tầng của dự án đã hoàn thành và đã xây xong 500 căn hộ, bắt đầu bàn giao cho khách hàng. Nằm trong dự án này còn có Trung tâm thương mại Aeon của Nhật Bản được xây dựng trên diện tích 3,5ha cũng đã đi vào hoạt động. Dự án thứ 3 tập đoàn liên doanh với Công ty Nam Long đầu tư xây biệt thự ở quận 7 (TPHCM) quy mô vài chục căn và đến nay đã bán xong. Trong thời gian Gamuda đầu tư vào Việt Nam, thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn nhưng tập đoàn vẫn kiên trì thực hiện các dự án theo đúng cam kết khi triển khai.

PHÓNG VIÊN: - Khó khăn hiện nay có làm công ty tính toán lại phương án đầu tư?

Ông Chow Chee Fan: - Dự án khu đô thị Celadon City chúng tôi tính toán đầu tư trong 10 năm. Khoảng thời gian này sẽ có 1-2 lần kinh tế thế giới nói chung và nước sở tại nói riêng sẽ gặp phải khó khăn. Nhưng chúng tôi đã lường trước vấn đề này và đã có những giải pháp để ứng phó.

Tuy nhiên, trong khi nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu phục hồi để phát triển trở lại, thị trường BĐS Việt Nam từ năm 2009 đến nay luôn gặp nhiều khó khăn, nhiều dự án ngưng triển khai, không ít chủ đầu tư phải chuyển nhượng dự án, bán lỗ…

Trong bối cảnh này chúng tôi đã phải nỗ lực rất nhiều để đứng vững, vượt qua khó khăn. Dự án Celadon City có tổng giá trị đầu tư lên đến 1,5 tỷ USD đã được chúng tôi triển khai rất đồng bộ. Để làm được điều này, ngoài thực lực tài chính, chúng tôi còn có niềm tin rất lớn vào thị trường Việt Nam. Việt Nam là một nước có dân số trẻ, kinh tế có nhiều tiềm năng, chúng tôi tin rằng thời gian tới kinh tế sẽ phục hồi, thị trường BĐS sẽ bước qua gian đoạn khó khăn hiện nay, mọi người sẽ mua nhà nhiều hơn.

- Celadon City đã có những chính sách gì để thu hút khách hàng mua sản phẩm của mình?

- Sản phẩm chúng tôi bán cho khách hàng không chỉ là giá trị căn hộ mà là hàng loạt tiện ích kèm theo. Về giá cả, ngay từ khi chào bán sản phẩm, chúng tôi cam kết với khách hàng không giảm giá mà làm gia tăng giá trị BĐS của khách hàng bằng việc đầu tư các tiện ích phục vụ ngày càng tốt hơn cho cuộc sống của cư dân tại đây.

Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho khách hàng mua nhà, chúng tôi đã liên kết với HDBank triển khai một số chương trình, như được hỗ trợ vay không trả vốn gốc, lãi lên đến 12 tháng đầu tiên, giảm thêm 1% lãi suất trong năm tiếp theo; cho vay lại tối đa 120% số tiền đã trả, thời gian vay lên đến 30 năm… Đặc biệt khi khách hàng thanh toán 20% tổng giá trị căn hộ sẽ được nhận nhà ngay, phần còn lại trả dần trong 24 tháng không lãi suất.

Thực tế, giá nhà, đất ở Việt Nam hiện nay cao do doanh nghiệp nộp tiền sử dụng đất quá cao. Thủ tục đầu tư cũng mất nhiều thời gian, đẩy chi phí giá thành lên. Tại Việt Nam, mỗi lần có chính sách mới được ban hành, doanh nghiệp phải đợi khá lâu để được hướng dẫn mới triển khai được. Ngoài ra, khi dự án đã được phê duyệt tỷ lệ 1/500, trong quá trình triển khai nếu sản phẩm đó không thuận lợi trên thị trường, chủ đầu tư có thể xin thay đổi quy hoạch cho phù hợp và đóng tiền cho mỗi lần thay đổi đó.

Nhưng vấn đề này rất khó khăn vì dự án đã được duyệt cứ thế thực hiện dù sản phẩm làm ra không được thị trường chấp nhận. Tôi nghĩ chính sách nên ngày càng minh bạch hơn, thì thị trường và người dân dễ hấp thụ hơn, bởi có nhiều sự lựa chọn, hưởng lợi nhiều hơn từ những thay đổi đó.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác