Bể nợ, bể dự án, thanh lọc đầu cơ

Liên tiếp các vụ vỡ nợ chấn động liên quan đến các dự án BĐS đang đẩy thị trường BĐS vào tình thế khó dự đoán hơn bao giờ hết.

Liên tiếp các vụ vỡ nợ chấn động liên quan đến các dự án BĐS đang đẩy thị trường BĐS vào tình thế khó dự đoán hơn bao giờ hết.

Nguyễn Thị Minh Tâm, Tạ Việt Quang, Bùi Thị Chuyên… là những cái tên “nóng” nhất trên thị trường BĐS thời gian qua, khiến địa ốc phía Bắc trở nên “bấn loạn”. Đây đều là những nhân vật cộm cán, có máu mặt trong giới BĐS Hà Nội, Bắc Ninh… và hoàn toàn không xa lạ với các doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư Hà Nội.

Không khó để thấy rằng chính nhờ có sự hợp lực của nhiều nhóm buôn lớn này mà thị trường BĐS Hà Nội liên tiếp có “sóng”, thậm chí ngay cả khi thị trường tưởng chừng “đóng băng” nhưng vẫn tăng giá theo kiểu “một mình một chợ”. Sự đổ bể của những “mắt xích” đầu cơ cộm cán đầu tiên đang khiến cho nhiều người tin tưởng rằng sẽ còn những “nhân vật” mới phải chịu cảnh tương tự. B

ởi lẽ, khi các chiêu thức “thổi giá” không còn hiệu nghiệm trên thị trường BĐS, người dân sẽ quay lưng và dòng vốn ngày càng co hẹp.

Căn nhà 42F12 đường Giáng Hương (quận 12, TPHCM) của bà Đỗ Thị Luận đã bị nhiều chủ nợ siết do vay nợ của họ để đầu tư BĐS. Ảnh: LÃ ANH

Căn nhà 42F12 đường Giáng Hương (quận 12, TPHCM) của bà Đỗ Thị Luận
đã bị nhiều chủ nợ siết do vay nợ của họ để đầu tư BĐS. Ảnh: LÃ ANH

Không chỉ có các “đại gia” gặp nạn, nhiều dự án BĐS cũng lộ rõ nhiều sai phạm trong bối cảnh thị trường khó khăn. Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị tạm dừng khu đô thị Nam An Khánh của CTCP Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) do chuyển nhượng trái pháp luật số tiền lên tới 155 tỷ đồng, vi phạm nghị định về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần; đồng thời trái với tờ trình của Bộ Xây dựng và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về dự án này trước đó.

Văn phòng Chính phủ cũng vừa có văn bản yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, và UBND thành phố Hà Nội có ý kiến chính thức bằng văn bản về kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, gửi về Văn phòng Chính phủ trước ngày 4-11 để có cơ sở trình Thủ tướng xem xét quyết định.

Theo đó dự án “sừng sỏ” Nam An Khánh cũng đang đối mặt với sự tháo chạy của các nhà đầu tư khi thông tin rao bán liên tục tăng nhanh. Tại một số sàn giao dịch BĐS lớn có thể dễ dàng tìm thấy các lô đất liền kề của dự án này chờ giao dịch.

Từ những động thái trên, ngoài một số nhận định về sự khởi sắc của thị trường BĐS vào quý II-2012, phần lớn chuyên gia đều cho rằng với sự đổ bể của tín dụng đen cùng việc tiếp tục siết tín dụng ngân hàng, thị trường vẫn “rơi tự do” và giá bán sẽ còn giảm.

Sự thanh lọc hàng loạt đầu cơ lớn sẽ tạo cơ hội cho BĐS quay về giá trị thực và người dân có nhiều cơ hội tiếp cận nhà ở thay vì nhà đất “trôi” từ tay này sang tay đầu cơ khác và bị thổi giá.

Sự vỡ nợ của hàng loạt “đại gia” trên thị trường BĐS  vừa qua là điều tất yếu. Thị trường đang trong quá trình thanh lọc mạnh mẽ và chắc chắn sẽ không có “chỗ” cho những trường hợp kinh doanh “ăn xổi”, “lướt sóng”, phi pháp này. Xét riêng với thị trường BĐS đây là một tín hiệu vui.

Lâu nay, thị trường BĐS Hà Nội đã quá “ảo”, giá cả hỗn loạn, khó quản bởi sự góp mặt nhiều nhóm buôn lớn từ các khu vực lân cận như Quảng Ninh, Bắc Ninh, Lạng Sơn… Họ thao túng thị trường, đẩy giá lên cao chót vót, gây sốt “ảo”, giá “bong bóng”.

Sự đổ bể này chắc chắn chưa dừng ở đây, nó báo hiệu cho việc thị trường đang “trong lành” trở lại. Khi hết các nhân tố “thổi giá”, giá cả sẽ nhanh chóng có sự biến đổi, đặc biệt là trong năm tới.

Tại thời điểm hiện nay, thị trường BĐS đang tiếp tục chứng kiến hiện tượng hàng loạt nhà đầu tư cuống cuồng “bán tháo” sản phẩm để trả nợ. Sự đổ bể của các “đại gia” do giá BĐS giảm quá sâu trong một thời gian dài khiến các khoản lãi vay bị đội lên từng ngày kéo theo hệ thống “chân rết” cũng “giẫy chết” khi đang ôm một khối nợ khổng lồ.

Mặt khác, thị trường BĐS tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu tiền do sức ép đáo hạn của các khoản vay trước ngày càng tăng, đặc biệt thời điểm 31-12 (dư nợ cho vay phi sản xuất phải kéo xuống 16%) ngày càng đến gần.

Các tin khác