Xe buýt nhanh không thể… nhanh

(ĐTTCO) - TP Hà Nội vừa chính thức khai trương tuyến xe buýt nhanh (BRT) Kim Mã - Yên Nghĩa với cự ly toàn tuyến 14,77km. Mục đích của BRT là góp phần thay đổi thói quen sử dụng phương tiện của người dân thủ đô, xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại. Để xe buýt BRT khai thác một cách hiệu quả, lực lượng Thanh tra giao thông (Sở Giao thông-Vận tải Hà Nội) phải phối hợp chặt chẽ với Phòng Cảnh sát giao thông phân làn, tính toán điều chỉnh biển báo, tín hiệu đèn để xe buýt hoạt động thuận lợi. Đồng thời điều chỉnh những bất cập trên tuyến, phù hợp với hạ tầng giao thông Hà Nội để khai thác đạt hiệu quả. Tuy nhiên, ngoại trừ ngày nghỉ lễ 1-1, BRT thực sự là tuyến xe buýt nhanh, các ngày còn lại BRT không khác mấy so với các tuyến xe buýt thông thường, nguyên nhân xuất phát từ ý thức của người tham gia giao thông.

(ĐTTCO) - TP Hà Nội vừa chính thức khai trương tuyến xe buýt nhanh (BRT) Kim Mã - Yên Nghĩa với cự ly toàn tuyến 14,77km. Mục đích của BRT là góp phần thay đổi thói quen sử dụng phương tiện của người dân thủ đô, xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại.

Để xe buýt BRT khai thác một cách hiệu quả, lực lượng Thanh tra giao thông (Sở Giao thông-Vận tải Hà Nội) phải phối hợp chặt chẽ với Phòng Cảnh sát giao thông phân làn, tính toán điều chỉnh biển báo, tín hiệu đèn để xe buýt hoạt động thuận lợi. Đồng thời điều chỉnh những bất cập trên tuyến, phù hợp với hạ tầng giao thông Hà Nội để khai thác đạt hiệu quả. Tuy nhiên, ngoại trừ ngày nghỉ lễ 1-1, BRT thực sự là tuyến xe buýt nhanh, các ngày còn lại BRT không khác mấy so với các tuyến xe buýt thông thường, nguyên nhân xuất phát từ ý thức của người tham gia giao thông.

Theo quan sát, việc xe buýt BRT phải chạy chậm thường xảy ra trong giờ cao điểm. Vào thời điểm này xe lưu thông tăng đột biến, trong khi lòng đường bị thu hẹp do phải dành riêng 1 làn cho xe buýt nhanh, đã khiến tình trạng ùn tắc xảy ra nghiêm trọng hơn. Ô tô, xe gắn máy dồn cục và lấn sang làn đường dành cho xe buýt BRT. Tại nhiều nút giao trên đoạn đường dành cho xe buýt, dù có cảnh sát giao thông phân làn, ưu tiên cho xe buýt nhanh nhưng xe vẫn phải dừng lại do các phương tiện khác cố tình đi qua, nhiều nút giao bị ùn tắc, khiến xe buýt nhanh… chôn chân.

Tại một số bến của xe buýt nhanh, nhiều ô tô ngang nhiên đậu, chắn ngang đường vào nhà chờ trả, đón khách của xe buýt. Thậm chí, đã xảy ra va chạm giữa xe ô tô và xe buýt BRT ngay trên làn đường BRT. Để giải quyết việc lấn làn này, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết sẽ phối hợp với cảnh sát giao thông trích xuất camera trên đường, có thể phạt nguội các phương tiện đi vào làn dành riêng cho xe buýt BRT.

Có thể nói, đây là giải pháp duy nhất để “giải cứu” xe buýt BRT trong tình cảnh hiện tại. Tuy nhiên, đây là giải pháp chỉ giải quyết được phần ngọn. Cái chính là cần tuyên truyền ý thức về văn hóa giao thông cho người dân. Cần đưa các chương trình giáo dục về an toàn gio thông đến các trường học, nhất là các cấp học phổ thông để văn hóa tuân thủ luật lệ giao thông khi đi đường ăn sâu vào tiềm thức của học sinh, những người chủ tương lai của đất nước.

Ngoài những giải pháp trên, trước mắt, TP Hà Nội cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về tuyến xe buýt BRT trên các phương tiện thông tin đại chúng. TP cần kéo dài thời gian miễn giá vé (hiện nay là 1 tháng) cho đến khi nào người dân quen thuộc với mô hình vận tải công cộng mới này.

Theo phản ánh của người dân, giá toàn tuyến BRT là 7.000 đồng (tương đương với xe buýt thường), sau 1 tháng khuyến mại, người dân sẽ quay lại với tuyến xe buýt thường nếu BRT vẫn không nhanh. 

(Hà Nội)

Các tin khác