Vai trò bảo vệ môi trường của doanh nghiệp?

Theo Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, qua 3 năm tổ chức ngày hội tái chế chất thải (2008-2010), số lượng các tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tăng từ 5.000 người năm 2008 lên 10.000 người năm 2010, dự báo năm nay sẽ thu hút tới 12.000 người. Lượng chất thải nguy hại gom được tăng từ 600kg năm 2008 lên hơn 2 tấn năm 2010. Các điểm thu gom từ 24 điểm năm 2008 tăng lên 104 điểm năm 2010.

Theo Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, qua 3 năm tổ chức ngày hội tái chế chất thải (2008-2010), số lượng các tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tăng từ 5.000 người năm 2008 lên 10.000 người năm 2010, dự báo năm nay sẽ thu hút tới 12.000 người. Lượng chất thải nguy hại gom được tăng từ 600kg năm 2008 lên hơn 2 tấn năm 2010. Các điểm thu gom từ 24 điểm năm 2008 tăng lên 104 điểm năm 2010.

3T (gồm Tiết giảm, Tái sử dụng và Tái chế chất thải) là tiêu chí của các nhà hoạt động bảo vệ môi trường hướng đến nhằm thay đổi thói quen của người dân đối với rác thải trong lao động cũng như trong đời sống hàng ngày. Tiêu biểu nhất cho hiệu quả của ngày hội tái chế rác thải chính là hình ảnh một em bé dành dụm từng viên pin cũ được bố mẹ đưa đến gian hàng để đổi lấy quà.

Tuy nhiên, những kết quả đáng khích lệ cùng hành động hết sức ý nghĩa của ban tổ chức và đông đảo người dân dường như vẫn chưa đủ sức lôi kéo các doanh nghiệp tham gia ngày hội này. danh sách tham dự ngày hội chỉ có 17 tổ chức và doanh nghiệp tham gia, trong đó các đơn vị sản xuất pin, ắc quy, đèn chiếu sáng, chai lọ thủy tinh… hoàn toàn vắng bóng.

Nhìn sang Nhật Bản, từ những năm 90 của thế kỷ trước, có 50% giấy, 100% chai lọ thủy tinh và 75% vỏ đồ hộp bằng kim loại và nhôm được thu hồi, tái chế. Các doanh nghiệp sản xuất nước này thu hồi vật liệu từ chất thải để chế biến thành những sản phẩm mới sử dụng lại trong hoạt động sinh hoạt và sản xuất, rất tiết kiệm và có giá trị kinh tế. Còn với nước ta, các doanh nghiệp ngại tốn kém đầu tư vào công nghệ tái chế nên đa phần sản phẩm sau khi sử dụng đem đi chôn lấp, đe dọa môi trường như mạch nước ngầm, đất, vệ sinh đô thị, cảnh quan và sức khỏe cộng đồng.

Giám đốc một quỹ tái chế tại TPHCM cho biết: Kêu gọi doanh nghiệp sản xuất tham gia tái chế sản phẩm cũ nguy hại của mình rất khó. Như 2 doanh nghiệp sản xuất pin Pinaco và bóng đèn Điện Quang đều từ chối phối hợp với lý do chưa có chiến lược tái chế và chưa đầu tư nhà máy, công nghệ tái chế.

Đó là một thực tế đáng buồn. Các doanh nghiệp chỉ chú ý đến lợi nhuận cho mình trong khi những hoạt động mang tính trách nhiệm cộng đồng lại luôn lảng tránh. Văn hóa kinh doanh này trái ngược với các doanh nghiệp nước ngoài. Như mới đây Tập đoàn Fist Solar khi đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời công nghệ màng mỏng tại Củ Chi, đồng thời cũng lắp đặt luôn nhà máy tái chế để quản lý vòng đời tái sinh. Những tấm pin mới sản xuất có vòng đời 30 năm nhưng Fist Solar đã nghĩ đến chuyện thu hồi, tái chế về sau. Và Fist Solar cho biết sẵn sàng giúp các doanh nghiệp sản xuất pin, ắc quy, bóng đèn… xây dựng, ứng dụng công nghệ tái chế nhưng chưa đơn vị nào phản hồi.

Thiết nghĩ, mỗi doanh nghiệp chỉ cần đóng góp chút công sức, tài chính và trí tuệ cùng giải quyết các vấn đề nóng như rác thải đô thị, ô nhiễm môi trường, bệnh tật do rác thải gây ra… chắc chắn giá trị mang lại sẽ rất to lớn và ý nghĩa.

Các tin khác