Thuế giao dịch M&A cần rõ ràng hơn

Phân tích về điều này, tôi cho rằng luật pháp cần quy định rõ cơ quan cấp phép không có thẩm quyền “xem xét lại” giá chuyển nhượng, vì bản chất đây thuần túy là vấn đề thương mại. Và các cơ quan thuế chỉ được quyền thực hiện những công việc này vì mục đích thuế. Luật pháp cũng cần quy định rõ rằng việc xác định giá chuyển nhượng không phản ánh giá thị trường hay giá trị sổ sách sẽ không thể là cơ sở để các cơ quan cấp phép đình chỉ thương vụ mua bán, bằng cách từ chối cấp phép cho những giao dịch này.

(ĐTTCO) - Khi một thương vụ mua bán (M&A) diễn ra, giá chuyển nhượng trên nguyên tắc có thể thương lượng. Tuy nhiên, nếu giá thỏa thuận thấp hơn giá danh nghĩa phần vốn góp của bên bán vào vốn điều lệ (vốn chủ sở hữu) của công ty mục tiêu, cơ quan cấp phép có thể không chấp nhận và từ chối phê duyệt thương vụ mua lại. Sau đó, thương vụ mua lại này sẽ bị cơ quan thuế kiểm tra.

 

Theo đó, cơ quan thuế có thể xem xét lại giá chuyển nhượng để đảm bảo giá đó thể hiện “giá thị trường” hoặc “giá trị sổ sách” nêu trên của khoản vốn chủ sở hữu. Nếu cơ quan thuế kết luận rằng giá thị trường hoặc giá trị sổ sách không được phản ánh một cách hợp lý, cơ quan này có thể tham chiếu một mức giá chuyển nhượng khác. Trường hợp ngoại lệ có thể được áp dụng cho các doanh nghiệp trong nước đang chịu thua lỗ nặng nề.

Phân tích về điều này, tôi cho rằng luật pháp cần quy định rõ cơ quan cấp phép không có thẩm quyền “xem xét lại” giá chuyển nhượng, vì bản chất đây thuần túy là vấn đề thương mại. Và các cơ quan thuế chỉ được quyền thực hiện những công việc này vì mục đích thuế. Luật pháp cũng cần quy định rõ rằng việc xác định giá chuyển nhượng không phản ánh giá thị trường hay giá trị sổ sách sẽ không thể là cơ sở để các cơ quan cấp phép đình chỉ thương vụ mua bán, bằng cách từ chối cấp phép cho những giao dịch này.

Ngoài ra, hiện nay các nghĩa vụ thuế phát sinh từ giao dịch M&A cũng khiến nhà đầu tư quan ngại. Giao dịch chuyển nhượng vốn phải chịu mức thuế lợi nhuận tiêu chuẩn (thí dụ 22% thuế thu nhập doanh nghiệp trên lợi nhuận thu được từ chuyển nhượng), trong khi đối với hầu hết các trường hợp, doanh thu từ việc bán các tài sản phải nộp thuế VAT (mức cố định 10%). Nếu bên bán là cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân khoảng 5% và 20% đối với khoản thu nhập từ đầu tư vốn và chuyển nhượng vốn, tùy thuộc vào các loại thu nhập chịu thuế và người nộp thuế. Giá trị thu được từ chuyển nhượng cổ phiếu trong công ty đại chúng chịu thuế 0,1%.

Thuế lợi nhuận đóng vai trò rất quan trọng trong việc lên kế hoạch cơ cấu giao dịch M&A. Việc thiếu quy định rõ ràng sẽ khiến nghĩa vụ tài chính của các nhà đầu tư không rõ ràng. Trên thực tế, do các nội dung quy định chưa rõ ràng nên giá chuyển nhượng thường bị đóng băng trong thời gian dài. Điều này ảnh hưởng tới khung thời gian đã được định sẵn cho các thương vụ và có thể khiến các giao dịch bị bỏ ngỏ. Ngoài ra, sự không rõ ràng trong khung pháp lý về thuế cũng như việc cơ quan thuế có toàn quyền quyết định về nghĩa vụ thuế đã dẫn đến các bên tham gia M&A gặp khó khăn trong việc xác định mức độ rủi ro liên quan, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ nợ thuế hoặc bị cáo buộc trốn thuế sau khi hoàn tất một thương vụ M&A. 

Các tin khác