Thận trọng với rau quả Trung Quốc

Hàng ngày chị Nguyễn Thị Hà, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy đều đi chợ mua thực phẩm chăm lo bữa cơm gia đình. Chị cho biết: “Rau xanh ở đây rất phong phú, đủ loại như: cải thảo, súp lơ, bắp cải… trông nõn nà, xanh tươi, nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ nên cũng lo sợ khi mua về. Có lần tôi mua cải thảo về nấu, ăn xong cả nhà ai cũng âm ỉ đau bụng… Từ đó mỗi lần mua rau củ về tôi thường rửa nhiều lần, ngâm trong nước muối thật lâu trước khi chế biến”. Rau xanh Trung Quốc vẫn hàng ngày ồ ạt thâm nhập thị trường nước ta. Để tránh nguy cơ sử dụng các loại rau xanh có nhiều thuốc bảo vệ thực vật, một số hộ gia đình ở thành phố, các làng quê ven nội đã tận dụng hành lang, sân thượng hoặc mua chậu, thùng xốp về tự trồng rau. Những gia đình có vườn tận dụng để trồng rau tự cung tự cấp. Những người không có điều kiện bất đắc dĩ truyền nhau kinh nghiệm phòng chống ngộ độc bằng cách mua những mớ rau cằn cỗi, sâu nhiều…

Hàng ngày chị Nguyễn Thị Hà, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy đều đi chợ mua thực phẩm chăm lo bữa cơm gia đình. Chị cho biết: “Rau xanh ở đây rất phong phú, đủ loại như: cải thảo, súp lơ, bắp cải… trông nõn nà, xanh tươi, nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ nên cũng lo sợ khi mua về. Có lần tôi mua cải thảo về nấu, ăn xong cả nhà ai cũng âm ỉ đau bụng… Từ đó mỗi lần mua rau củ về tôi thường rửa nhiều lần, ngâm trong nước muối thật lâu trước khi chế biến”. Rau xanh Trung Quốc vẫn hàng ngày ồ ạt thâm nhập thị trường nước ta. Để tránh nguy cơ sử dụng các loại rau xanh có nhiều thuốc bảo vệ thực vật, một số hộ gia đình ở thành phố, các làng quê ven nội đã tận dụng hành lang, sân thượng hoặc mua chậu, thùng xốp về tự trồng rau. Những gia đình có vườn tận dụng để trồng rau tự cung tự cấp. Những người không có điều kiện bất đắc dĩ truyền nhau kinh nghiệm phòng chống ngộ độc bằng cách mua những mớ rau cằn cỗi, sâu nhiều…

Cùng với rau xanh, hoa quả Trung Quốc được mua bán tràn lan. Anh Nguyễn Văn Nam, chủ buôn hoa quả lớn ở chợ Cổ Điển (phường Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội), cho biết: “Mỗi ngày gia đình tôi mua 2 xe tải cam, xoài, quýt từ Trung Quốc về bán buôn, bán lẻ. Do trái cây Trung Quốc giá rẻ nên được nhiều người tiêu dùng và các thương lái mua đi tiêu thụ ở nhiều nơi trong huyện với số lượng lớn. Tuy nhiên chất lượng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm là cả một dấu hỏi. Cuối năm ngoái, tôi có mua mua 2kg cam về quê ăn Tết. Nghe người bán hàng giới thiệu đây là cam Hà Giang tươi ngon mới hái. Sau 2 ngày, mầu sắc vỏ cam vẫn tươi như mới mua, nhưng khi bổ ra không ngờ phía trong đã bị thối. Lúc đó tôi mới biết cam Trung Quốc mượn nhãn mác Hà Giang. Còn nhiều loại hoa quả Trung Quốc khi chuyển về Việt Nam, người bán hàng thường dán nhãn mác thương hiệu như dưa Mỹ, quýt Thái, cam Hà Giang… để bán giá cao đánh lừa người tiêu dùng”.

Khi hỏi cách nhận biết hoa quả Trung Quốc với sản phẩm trong nước, anh Nam giải thích: “Hầu hết hoa quả Trung Quốc đều có ưu điểm nổi trội hơn hẳn hàng trong nước là hình thức rất đẹp mắt, màu sắc rực rỡ, nhìn vào dễ có cảm tình ngay. Mặc dù nhiều người e ngại nông sản Trung Quốc nhưng do giá rẻ hơn hàng Việt Nam 20-30% nên đây vẫn là sự lựa chọn số một của các quán ăn, nhà hàng và cả những người có thu nhập thấp”.

Các cơ quan chức cần quyết liệt, tăng cường kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh đối với các sản phẩm này để người dân không phải đối mặt với những hiểm nguy thường nhật. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng cần nâng cao nhận thức, tránh mua các loại rau, quả kém chất lượng ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình, ưu tiên dùng hàng nông sản Việt Nam, bởi dù hình thức không đẹp nhưng có thể đảm bảo vệ sinh an toàn.

Các tin khác