Tăng cường vai trò giám sát

Kết quả điều tra về quản trị doanh nghiệp nhà nước do Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương công bố cuối năm ngoái, cho thấy đang có nhiều lỗ hổng đáng sợ về giám sát vốn nhà nước. Theo đoàn kiểm tra, kết quả điều tra ở 20 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, kinh doanh độc quyền cho thấy chủ sở hữu nhà nước không thực hiện giám sát rất nhiều hoạt động quan trọng, do bất cập của chế độ đại diện và ủy quyền tại các doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể năng lực doanh nghiệp kinh doanh ngoài nghề chính, các giao dịch kinh doanh với những người có liên quan trong hội đồng quản trị, đầu tư thành lập công ty “con - cháu”. Đặc biệt, chủ sở hữu chưa giám sát chặt chẽ tình hình đầu tư vào lĩnh vực “tay trái”, như tài chính, ngân hàng, bất động sản… Điển hình của việc giám sát không chặt chẽ chính là vụ việc ở Vinashin và để khắc phục hậu quả chắc chắn mất rất nhiều năm.

Kết quả điều tra về quản trị doanh nghiệp nhà nước do Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương công bố cuối năm ngoái, cho thấy đang có nhiều lỗ hổng đáng sợ về giám sát vốn nhà nước. Theo đoàn kiểm tra, kết quả điều tra ở 20 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, kinh doanh độc quyền cho thấy chủ sở hữu nhà nước không thực hiện giám sát rất nhiều hoạt động quan trọng, do bất cập của chế độ đại diện và ủy quyền tại các doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể năng lực doanh nghiệp kinh doanh ngoài nghề chính, các giao dịch kinh doanh với những người có liên quan trong hội đồng quản trị, đầu tư thành lập công ty “con - cháu”. Đặc biệt, chủ sở hữu chưa giám sát chặt chẽ tình hình đầu tư vào lĩnh vực “tay trái”, như tài chính, ngân hàng, bất động sản… Điển hình của việc giám sát không chặt chẽ chính là vụ việc ở Vinashin và để khắc phục hậu quả chắc chắn mất rất nhiều năm.

Những lỗ hổng trong giám sát cũng gây ra nhiều hệ lụy khác. Khi làn sóng đầu tư ra nước ngoài trở nên rầm rộ vào đầu năm nay, người ta mới giật mình nhận thấy có nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động kinh tế tưởng như rất bình thường này. Trong hơn 10 năm qua, có trên 500 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với số vốn trên 10 tỷ USD. Nhưng số liệu báo cáo từ khoảng 300 dự án trong số này cho thấy đến nay mới chỉ có 39 triệu USD lợi nhuận được chuyển về nước. Đa phần các dự án đầu tư ra nước ngoài được thực hiện bằng vốn chủ sở hữu nhà nước, song đến nay hành lang pháp lý vẫn còn lỏng lẻo: Chưa có cơ chế giám sát riêng về đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí quản lý đối với doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, việc chấp hành chế độ báo cáo của hầu hết các doanh nghiệp theo quy định chưa tốt. Điều này dẫn đến nguy cơ sử dụng vốn nhà nước không hiệu quả, dễ thất thoát. Mới đây nhất, nghi vấn về vụ thất thoát, thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng tại Công ty Cho thuê tài chính II (thuộc Agribank) được cho xuất phát từ cơ chế quản lý, giám sát lỏng lẻo. Tại cuộc họp mới đây, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã thống nhất đưa vụ việc này vào chương trình theo dõi.

Nhiều chuyên gia cho rằng, sự đổ vỡ của Vinashin và những yếu kém của nhiều doanh nghiệp nhà nước cho thấy những lỗ hổng lớn trong việc quản lý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, là một thực tế không thể né tránh. Trong các doanh nghiệp nhà nước có 2 yếu tố quan trọng chi phối là sở hữu và quản trị. Việc sở hữu đồng tiền nguồn gốc từ đâu không quyết định được hiệu quả của đồng vốn, mà quan trọng là phụ thuộc vào yếu tố quản trị. Quản trị hạn chế sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Thực tế lâu nay chúng ta chưa quan tâm nhiều đến yếu tố quản trị. Cơ chế quản trị doanh nghiệp của nước ta hiện nay còn lúng túng. Do đó, vấn đề quan trọng hơn đặt ra trong thời gian tớiù là nâng cao việc quản trị doanh nghiệp, thiết kế lại quy chế về quản trị doanh nghiệp. Để gia tăng tính hiệu quả rất cần việc giám sát của Nhà nước, làm rõ vai trò quản lý nhà nước và vai trò chủ sở hữu, làm rõ vai trò chủ sở hữu với quyền quyết định kinh doanh…

Để khắc phục những bất cập hiện nay, cơ quan quản lý cũng cần hết sức bình tĩnh rà soát, xem đâu là lỗ hổng cá biệt, đâu là lỗ hổng mang tính hệ thống, để kiến nghị thay đổi về luật pháp và khung chính sách. Theo khuyến nghị của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, muốn lấp các lỗ hổng về chức năng quản lý hiện nay cần xác định rõ cơ quan đầu mối quản lý và xác định cơ quan điều phối thực hiện công tác giám sát các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Về lâu dài, cơ quan giám sát này nên đồng thời chuyên trách thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty để giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích.

Các tin khác