Quản chặt quỹ ngoài ngân sách

Một con số từng được Ủy ban Tài chính - Ngân sách công bố cho thấy cả nước có trên 70 quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được thành lập ở Trung ương và địa phương với quy mô, tính chất và phạm vi hoạt động khá đa dạng. Trong đó, có nhiều quỹ được ngân sách nhà nước (NSNN) cấp vốn thành lập ban đầu, gọi là “vốn mồi” hoặc được cấp bổ sung vốn điều lệ trong năm hoặc được cấp một phần vốn trong quá trình hoạt động. Thảo luận về dự án Luật NSNN (sửa đổi) mới đây, nhiều đại biểu, chuyên gia đều cho rằng cần phải công khai việc quản lý, sử dụng quỹ này.

Một con số từng được Ủy ban Tài chính - Ngân sách công bố cho thấy cả nước có trên 70 quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được thành lập ở Trung ương và địa phương với quy mô, tính chất và phạm vi hoạt động khá đa dạng. Trong đó, có nhiều quỹ được ngân sách nhà nước (NSNN) cấp vốn thành lập ban đầu, gọi là “vốn mồi” hoặc được cấp bổ sung vốn điều lệ trong năm hoặc được cấp một phần vốn trong quá trình hoạt động. Thảo luận về dự án Luật NSNN (sửa đổi) mới đây, nhiều đại biểu, chuyên gia đều cho rằng cần phải công khai việc quản lý, sử dụng quỹ này.

Theo đó, hàng năm, các quỹ này phải được quản lý và chịu sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền và phải báo cáo kế hoạch, cũng như quyết toán thu chi với các cơ quan về quản lý tài chính. Thậm chí, các đơn vị có nguồn thu quỹ lớn, ở diện rộng, hàng năm đề nghị phải báo cáo với Quốc hội, báo cáo với HĐND về nguồn thu quỹ này, tránh tình trạng nhiều quỹ hiện nay được thành lập và thậm chí có cả quỹ huy động của Nhân dân để thực hiện hoạt động chung NSNN, nhưng công tác công khai còn hạn chế.

Thí dụ, tỉnh Quảng Ninh hiện có 18 loại quỹ được lập theo đúng pháp luật, nhưng trừ quỹ bảo vệ môi trường, nhìn chung các loại quỹ này đều có quy mô nhỏ, nhất là quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội được coi là công cụ đòn bẩy tài chính tham gia vào các thành phần then chốt, tạo động lực phát triển kinh tế. Các cơ quan quản lý cũng đa dạng, manh mún dẫn đến tình trạng thiếu tập trung, đối tượng bị tác động chồng chéo, không hiệu quả. Do đó cần thiết phải bổ sung những chế tài kiểm soát về số lượng quỹ, cơ chế thanh tra, kiểm tra, quyết toán các loại quỹ, cơ quan chủ trì báo cáo và theo dõi.

Vấn đề dư luận quan tâm hiện nay là tại sao vẫn còn những khoản thu ngoài cân đối để phải dùng thuật ngữ “chưa đưa vào cân đối NSNN"? Nếu để ngoài có nghĩa không đưa vào dự toán thu chi, bên cạnh đó còn có nhiều quỹ tài chính hoạt động độc lập với ngân sách, do cơ quan có thẩm quyền quyết định. Trong khi nguồn lực của đất nước, NSNN vốn đã kém, yếu, hạn chế, việc này đã vô hình chung tiếp tay làm phân tán nguồn lực của đất nước.

Theo tôi, quản lý các quỹ tài chính ngoài ngân sách là vấn đề lớn đang đặt ra. Bởi lẽ Luật NSNN chỉ điều chỉnh các mối quan hệ về NSNN, không điều chỉnh các mối quan hệ về các quỹ tài chính. Do vậy, để đảm bảo được tính minh bạch và thẩm quyền Quốc hội, Luật Kế toán đang được sửa đổi nên bổ sung quy định về trách nhiệm lập báo cáo tài chính nhà nước, quy trình, thủ tục, trách nhiệm, quy định để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.

Các tin khác