Ngại cửa hàng tạp hóa

Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư những ngày đầu tháng 10, CEO CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động, ông Nguyễn Đức Tài, cho biết: "Đối thủ của Bách hóa Xanh không phải là các chuỗi bán lẻ hiện đại như Co.opmart, Fivimart, Citimart hay Vinmart và cửa hàng tiện lợi như Cirle K, B's Mart hay Shop & Go, mà chúng tôi hướng đến 80% thị phần bán lẻ Việt Nam vẫn nằm ở các chợ truyền thống và cửa hàng tạp hóa".

Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư những ngày đầu tháng 10, CEO CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động, ông Nguyễn Đức Tài, cho biết: "Đối thủ của Bách hóa Xanh không phải là các chuỗi bán lẻ hiện đại như Co.opmart, Fivimart, Citimart hay Vinmart và cửa hàng tiện lợi như Cirle K, B's Mart hay Shop & Go, mà chúng tôi hướng đến 80% thị phần bán lẻ Việt Nam vẫn nằm ở các chợ truyền thống và cửa hàng tạp hóa".

 Một cửa tiệm tạp hóa.

 Một cửa tiệm tạp hóa.

Có lẽ vì thế, các shop Bách hóa Xanh sẽ không mở trên những trục đường thương mại mà chủ yếu ở đường nhỏ, hẻm, gần khu dân cư nhằm thay thế một phần vai trò chợ truyền thống và cửa hàng tạp hóa. Thực ra, không chỉ riêng “lính mới” Bách hóa Xanh coi chợ truyền thống và cửa hàng tạp hóa là đối thủ, mà hầu hết các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini đều e ngại các cửa hàng tạp hóa, mặc dù cho đến nay các chuỗi cửa hàng tiện lợi đang mọc lên như nấm sau mưa. Chỉ trong năm 2014, số lượng cửa hàng tiện lợi đã tăng 34,4% so với năm 2013, đạt 348 cửa hàng trên toàn quốc (TPHCM có 326 và Hà Nội có 15).

Đáng chú ý, theo một nghiên cứu của Nielsen, hình thức bán lẻ hiện đại (đại siêu thị, siêu thị, cửa hàng tiện lợi) ngày càng đóng vai trò quan trọng ở Việt Nam. Có đến 34% người tiêu dùng mua sắm tại đại siêu thị và 29% tại siêu thị thường xuyên. Có 22% người tiêu dùng chọn mua hàng tại các cửa hàng tiện lợi. Còn chợ truyền thống và cửa hàng tạp hóa lại đang giảm sức hút khi lượng khách đến chợ truyền thống giảm 5% còn cửa tạp hóa là 17%.

Song chính tính tiện lợi, sự thân thiện và giá cả hợp lý của các cửa hàng tạp hóa đã níu chân người tiêu dùng. Đặc biệt, để thu hút được khách hàng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đơn vị sản xuất, các cửa hàng tạp hóa hiện nay đã từng bước thay đổi trong cách trưng bày sản phẩm cũng như trong cách lựa chọn sản phẩm. Vì thế, hơn 80% doanh thu hàng tiêu dùng nhanh đến từ kênh thương mại truyền thống và hầu hết các DN sản xuất hàng tiêu dùng nhanh đều chú ý phát triển kênh này.

Trong vòng 5-10 năm nữa, thậm chí lâu hơn, cuộc đua giữa kênh bán lẻ hiện đại và truyền thống vẫn chưa thôi gay cấn. Và chắc chắn trong cuộc đua ấy người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất,  bởi sẽ có một cuộc đua khác về giá. Mà ngay trong câu chuyện của Bách hóa Xanh, đại diện chuỗi này cũng khẳng định hướng đến dịch vụ “mua nhanh, mua rẻ”.

Các tin khác