Gồng mình chống hàng giả, hàng trôi nổi

(ĐTTCO) - Sức ép cạnh tranh từ hàng giả, hàng nhái, hàng giá rẻ Trung Quốc… đã không còn là câu chuyện mới với các doanh nghiệp (DN) trong nước, song nó vẫn luôn hiển hiện như một thách thức và rất cần sự trợ lực của cơ quan chức năng để giải quyết. Câu chuyện của công ty giày Viễn Thịnh, một trong những đơn vị chuyên sản xuất giày cho thị trường nội địa đã rất vất vả trong việc chống lại hàng giả, hàng nhái là một minh chứng. Có những mẫu mã mới Viễn Thịnh chỉ tung ra khoảng vài ngày đã bị “chôm”, nên công ty phải thường xuyên thay đổi mẫu mã. Cũng đau đầu với nạn hàng giả, hàng nhái, Công ty Nhựa Bình Minh rất bức xúc khi chia sẻ câu chuyện của DN mình. Hồi cuối năm ngoái, Nhựa Bình Minh đã phối hợp với Công an TPHCM triệt phá một đường dây làm giả sản phẩm Nhựa Bình Minh ở quy mô lớn, sản xuất khép kín. Thậm chí, công ty còn phát hiện một đường dây sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Nhựa Bình Minh giả lại chính là một cửa hàng lâu năm của công ty.

(ĐTTCO) - Sức ép cạnh tranh từ hàng giả, hàng nhái, hàng giá rẻ Trung Quốc… đã không còn là câu chuyện mới với các doanh nghiệp (DN) trong nước, song nó vẫn luôn hiển hiện như một thách thức và rất cần sự trợ lực của cơ quan chức năng để giải quyết. Câu chuyện của công ty giày Viễn Thịnh, một trong những đơn vị chuyên sản xuất giày cho thị trường nội địa đã rất vất vả trong việc chống lại hàng giả, hàng nhái là một minh chứng. Có những mẫu mã mới Viễn Thịnh chỉ tung ra khoảng vài ngày đã bị “chôm”, nên công ty phải thường xuyên thay đổi mẫu mã. Cũng đau đầu với nạn hàng giả, hàng nhái, Công ty Nhựa Bình Minh rất bức xúc khi chia sẻ câu chuyện của DN mình. Hồi cuối năm ngoái, Nhựa Bình Minh đã phối hợp với Công an TPHCM triệt phá một đường dây làm giả sản phẩm Nhựa Bình Minh ở quy mô lớn, sản xuất khép kín. Thậm chí, công ty còn phát hiện một đường dây sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Nhựa Bình Minh giả lại chính là một cửa hàng lâu năm của công ty.

Không chỉ dừng lại ở đó, việc quá nhiều sản phẩm kém chất lượng từ Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam cũng khiến sức cạnh tranh của nhiều ngành hàng, trong đó có dệt may, da giày, bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu đến các khu chợ lớn của Hà Nội và TPHCM như chợ Đồng Xuân, Bến Thành, An Đông… chỉ có chưa tới 10% là sản phẩm giày dép của Việt Nam nói chung. Hàng Trung Quốc đang áp đảo các quầy kệ. Ông Trần Thế Linh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Da giày TPHCM, cho biết hiện nay rất nhiều sản phẩm trôi nổi ở các khu chợ lớn chưa được quản lý, nếu về lâu dài không giải quyết sẽ giết chết những ngành như dệt may, gia dày và nhiều ngành khác nữa. Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM, thẳng thắn nhìn nhận chúng ta phát động cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, nhưng cho đến nay số lượng các thương hiệu thời trang Việt còn tồn tại ở thị trường nội địa chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hiện quy mô dân số Việt Nam lên đến 90 triệu người, là thị trường tiêu thụ lớn, nhiều tiềm năng, với mức tiêu dùng chi cho hàng dệt may lên đến khoảng 3 tỷ USD/năm, nhưng các DN sản xuất hàng dệt may trong nước chỉ mới đáp ứng được khá thấp. Thực tế đang cho thấy, để đưa một sản phẩm ra thị trường DN phải đầu tư khá nhiều, nhưng khi sản phẩm vừa đưa ra thị trường thì rất nhanh chóng ngoài thị trường đã xuất hiện nhan nhản hàng gia công nhái với mức giá rẻ hơn rất nhiều. Do đó, DN không thể cạnh tranh, bị thiệt hại, bị thua ngay trên sân nhà nên đã từ bỏ thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu nhiều hơn.

Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng rất cao, nhưng các chế tài xử phạt của chúng ta vẫn còn rất hạn chế. Điều này cũng được nhắc đến trong buổi tổng kết hoạt động năm 2015 của Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Theo Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, tuy việc bắt giữ nhiều nhưng số vụ xử lý về buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất kinh doanh hàng giả vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ và tỷ lệ khởi tố hình sự rất ít, chưa tạo hiệu quả răn đe tội phạm.

(TPHCM)

Các tin khác