Giám sát chặt vị thế độc quyền

Trong các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện nay, một số DN được trao vị thế độc quyền hoặc vị thế thống lĩnh thị trường. Thí dụ, vị thế độc quyền, thống lĩnh như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong lĩnh vực kinh doanh điện; Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) trong lĩnh vực than; Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong lĩnh vực đường sắt… Ngược lại, các DNNN trong các lĩnh vực như xây dựng, dệt may, thực phẩm lại không có vị thế này và phải cạnh tranh với các DN tư nhân.

Trong các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện nay, một số DN được trao vị thế độc quyền hoặc vị thế thống lĩnh thị trường. Thí dụ, vị thế độc quyền, thống lĩnh như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong lĩnh vực kinh doanh điện; Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) trong lĩnh vực than; Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong lĩnh vực đường sắt… Ngược lại, các DNNN trong các lĩnh vực như xây dựng, dệt may, thực phẩm lại không có vị thế này và phải cạnh tranh với các DN tư nhân.

Cả lý luận và thực tiễn cho thấy các DN có vị thế độc quyền, vị thế thống lĩnh có nguy cơ lạm dụng vị thế này để thu lợi riêng cho mình, gây hại đến người tiêu dùng cũng như các DN khác trong cùng lĩnh vực. Rất nhiều trong số này do Nhà nước trao cho DN đó vị thế độc quyền bằng cách không cho phép các DN khác gia nhập ngành (như chỉ có Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia). Do Nhà nước đã trao vị thế độc quyền nên chính Nhà nước cũng cần phải giám sát chặt chẽ hoạt động của các DN này.

Bởi lẽ, cạnh tranh được chấp nhận như là một thuộc tính bản chất của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh phát triển theo lộ trình và trải qua các hình thái thị trường khác nhau; và biểu hiện cuối cùng của quá trình cạnh tranh là xuất hiện tình trạng thống lĩnh thị trường, độc quyền trong nền kinh tế. Ở mặt tích cực, các hiện tượng này góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Song xét ở nhiều phương diện khác, nó có thể đem lại những hậu quả không mong muốn đến thị trường và xã hội. Thông thường, sau khi có được vị thế thống lĩnh thị trường, độc quyền, các DN có xu hướng thực hiện những hành vi hạn chế cạnh tranh để duy trì và củng cố địa vị của mình hoặc tăng lợi nhuận. Khi đó, thống lĩnh thị trường, độc quyền sẽ trở thành lực cản, gây trở ngại cho môi trường cạnh tranh lành mạnh và sự tăng trưởng của thị trường.

Từ thực tế trên, đối với các DN độc quyền, thống lĩnh trên, nếu áp dụng các chỉ tiêu đánh giá gồm doanh thu và lợi nhuận như các DN khác là không hợp lý. Cụ thể, dự thảo nghị định về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào DN, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và DN có vốn nhà nước, quy định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động DN gồm doanh thu và thu nhập khác; lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu; nợ phải trả quá hạn, khả năng thanh toán nợ đến hạn...

Quy định như vậy các DN độc quyền, thống lĩnh có động lực lớn để nâng giá bán hàng hóa, dịch vụ nhằm thu lợi nhuận lớn hơn, nhưng lại không đảm bảo lợi ích cho khách hàng, người tiêu dùng.

Thí dụ, TKV muốn được xếp hạng cao hơn sẽ cố gắng để tăng giá bán than, gây khó khăn cho người mua; hoặc ngành đường sắt sẽ tăng giá vận tải nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận, nhưng lại gây thiệt hại cho hành khách, DN thuê vận chuyển. Nhằm tránh tình trạng này, theo VCCI các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận có thể chỉ xếp vai trò thứ yếu. Các chỉ tiêu khác về sản lượng, năng lực, chất lượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ sẽ được đánh giá cao hơn.

Các tin khác