Chi để nuôi dưỡng nguồn thu

Hiện nay đang tồn tại một thực tế nhiều dự án đầu tư công tại các địa phương đang không phát huy hiệu quả, gây áp lực cho ngân sách. Biểu hiện rõ nhất là phong trào đề xuất xây dựng trung tâm hành chính từ vài ngàn đến hàng chục ngàn tỷ đồng tại nhiều địa phương.

Hiện nay đang tồn tại một thực tế nhiều dự án đầu tư công tại các địa phương đang không phát huy hiệu quả, gây áp lực cho ngân sách. Biểu hiện rõ nhất là phong trào đề xuất xây dựng trung tâm hành chính từ vài ngàn đến hàng chục ngàn tỷ đồng tại nhiều địa phương.

Chi để nuôi dưỡng nguồn thu ảnh 1

Quy hoạch khu đô thị hành chính mới tỉnh Khánh Hòa và “nhà trứng lớn” dành cho các cơ quan chính quyền tỉnh Khánh Hòa  

Cụ thể, tổng mức đầu tư ban đầu xây dựng trung tâm hành chính tập trung tỉnh Khánh Hòa 4.300 tỷ đồng; Hải Phòng khoảng 10.000 tỷ đồng; Hải Dương hơn 2.000 tỷ đồng; Nghệ An khoảng 2.200 tỷ đồng)… Để lách các quy định về siết chặt quản lý đầu tư công thời gian qua, các địa phương đều lựa chọn hình thức đầu tư BT (xây dựng - chuyển giao) với phương thức đổi đất lấy hạ tầng để xây dựng các trung tâm hành chính ngàn tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhiều địa phương đề xuất xây dựng tượng đài, bảo tàng và trung tâm triển lãm quốc tế hoành tráng… Như tỉnh Sơn La vừa đề xuất xây tượng đài 1.400 tỷ đồng bằng tiền ngân sách, tương đương 46,6% thu ngân sách của tỉnh trong năm 2014. Hoặc một tỉnh nghèo như Quảng Nam trong giai đoạn 2013-2015 đã chi 410 tỷ đồng xây tượng đài, trong khi chỉ chi 140 tỷ đồng cho chương trình xóa đói, giảm nghèo.

Các công trình ngàn tỷ đồng nêu trên được xây dựng với lý do tập trung vào một đầu mối sẽ tiết kiệm được chi phí đi lại, giao dịch trong bối cảnh hiện nay là không thuyết phục. Bởi lẽ đây không phải là vấn đề thiết yếu khi một lượng công chức vẫn làm việc không hiệu quả, hiệu suất làm việc thấp. Bên cạnh đó, giao dịch giữa người dân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước hiện nay để thực hiện các thủ tục hành chính không phải là thời gian đi lại, mà nằm ở việc xử lý hồ sơ bị kéo dài để trục lợi cá nhân.

Ngân sách nhà nước đang được phân bổ rất nhiều cho những địa phương có hoàn cảnh khó khăn, trong khi những nơi đang tạo ra năng suất và giá trị gia tăng cao chưa được dành một nguồn lực đúng mức. Mục tiêu tạo sự phát triển đồng đều trên phạm vi cả nước chỉ phù hợp trong giai đoạn đầu phát triển để các vùng khó khăn, vùng có trọng yếu về an ninh quốc gia đạt được mức yêu cầu tối thiểu. Nguồn lực còn lại nên dành cho những nơi tạo ra nhiều giá trị để nuôi dưỡng nguồn thu. Hầu hết những công trình nêu trên không tạo ra động lực phát triển cho địa phương, không tạo điều kiện tăng nguồn thu và đánh mất chi phí cơ hội vốn. Đặc biệt, trong bối cảnh của Việt Nam, để các vùng kinh tế động lực có mức chi ngân sách bằng bình quân cả nước rất khó. Vì thế nên áp dụng mức sàn chi ngân sách cho tất cả địa phương tối thiểu bằng 15% quy mô GDP là hợp lý. Phần ngân sách dôi ra dùng để phân bổ cho các ưu tiên phát triển hiện tại. Có như vậy mới sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn ngân sách đang vốn rất eo hẹp của Nhà nước.

Các tin khác