Cắt xén tiêu chuẩn lưu thông

Khi đăng kiểm phương tiện xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam không căn cứ hồ sơ thiết kế của nhà sản xuất xe và tờ khai hải quan nhập khẩu để kiểm tra và công nhận về các yếu tố kỹ thuật, tải trọng thiết kế của nhà sản xuất.

Khi đăng kiểm phương tiện xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam không căn cứ hồ sơ thiết kế của nhà sản xuất xe và tờ khai hải quan nhập khẩu để kiểm tra và công nhận về các yếu tố kỹ thuật, tải trọng thiết kế của nhà sản xuất.

Thông thường Cục Đăng kiểm Việt Nam ghi lại tiêu chuẩn lưu thông tại Việt Nam vào giấy chứng nhận chất lượng của xe nhập khẩu. Từ đó, Công an lập hồ sơ cấp giấy đăng ký xe với tải trọng được phép lưu thông theo giới hạn của Cục Đăng kiểm đã quy định trong giấy chứng nhận chất lượng của xe nhập khẩu.

Như vậy, phương tiện vận tải hiện nay đang bị khống chế một cách cố định tải trọng lưu thông theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Tuy nhiên điều oái oăm là theo quy định của Cục Đăng kiểm Việt Nam, chỉ các xe chuyên dụng chở container mới được phép kéo theo với tải trọng từ 19-23 tấn. Do không được giải thích rõ ràng, các lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông tính tổng trọng lượng cả vỏ container và hàng hóa để xử phạt.

Thực tế, tổng trọng lượng xe và chỉ vỏ container đã từ 15-18 tấn. Trong khi tiêu chuẩn chung của quốc tế quy định một container chứa tối đa khoảng từ 30,48-32,77 tấn hàng. Như vậy, nếu căn cứ biển báo tải trọng cầu hiện nay từ 18-25 tấn, xe chưa cần chở bất kỳ kg hàng nào đã bị phạt quá tải cầu.

Hiện có khoảng 80% container hàng hóa xuất nhập khẩu trọng lượng từ 8-25 tấn, cộng với trọng lượng xe và trọng lượng vỏ container thì các xe chở container hiện nay đã quá tải trọng cho phép, không được đi qua cầu. Muốn qua cầu chỉ còn cách duy nhất: vi phạm luật và đóng tiền phạt.

Từ thực tế khó khăn trên, hàng loạt doanh nghiệp buộc phải hủy bỏ hợp đồng vận chuyển hàng hóa đi đến các địa phương, các khu công nghiệp, nhất là ở các khu vực ĐBSCL, vì tiền lãi không đủ bù đắp tiền phạt vi phạm.

Các tin khác