Cần thay đổi tư duy đánh giá môi trường

Tiếp đó, trên ĐTTC số 969 ra ngày 15-9 trên mục Chủ điểm-Sự kiện cũng có bài “Thu hút vốn FDI: Cảnh báo ô nhiễm môi trường” đưa ra cảnh báo đến giữa năm 2016, Việt Nam đã ký kết và tham gia đàm phán nhiều FTA. Các hiệp định này mở ra nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Song những ngành hưởng lợi nhiều nhất từ các FTA lại được xếp hạng trong danh sách các ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất. Các ý kiến chuyên gia phân tích trong bài đã nhận định nhiều dự án FDI các tiêu chí về công nghệ, đánh giá tác động môi trường đã được thẩm tra, phê duyệt quá dễ dãi.

(ĐTTCO) - ĐTTC số 952 ra ngày 18-7 có bài “Sau Formosa và Lee & Man còn ai?” đặt vấn đề liệu sau vụ Formosa, thảm cảnh về môi trường có tiếp diễn không, khi hiện nay hàng loạt dự án tương tự được triển khai trên cả nước. Lo ngại này là có cơ sở, bởi một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến nhiều vụ việc gây ô nhiễm môi trường do các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở các ngành sản xuất như sắt thép, giấy, dệt nhuộm, bột ngọt, điện... gây ra do công tác thẩm định dự án cũng như giám sát việc vận hành các dự án sau khi đi vào hoạt động bị buông lỏng.

Tiếp đó, trên ĐTTC số 969 ra ngày 15-9 trên mục Chủ điểm-Sự kiện cũng có bài “Thu hút vốn FDI: Cảnh báo ô nhiễm môi trường” đưa ra cảnh báo đến giữa năm 2016, Việt Nam đã ký kết và tham gia đàm phán nhiều FTA. Các hiệp định này mở ra nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Song những ngành hưởng lợi nhiều nhất từ các FTA lại được xếp hạng trong danh sách các ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất. Các ý kiến chuyên gia phân tích trong bài đã nhận định nhiều dự án FDI các tiêu chí về công nghệ, đánh giá tác động môi trường đã được thẩm tra, phê duyệt quá dễ dãi.

Điều đáng lo ngại là các báo cáo đánh giá tác động môi trường những nhà máy sắt thép, giấy, dệt nhuộm, điện, điển hình là những vụ việc được các báo chí đăng tải nhiều như Formosa Hà Tĩnh, Nhà máy giấy Lee & Man, đã thiếu sự phản biện của các nhà khoa học và tham vấn cộng đồng. Ông Phạm Anh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên-Môi trường), cho rằng ngoài sự phản biện của các nhà khoa học chuyên ngành, người dân cũng phải được tham gia phản biện để việc đánh giá tác động môi trường đạt hiệu quả. Hiện tham vấn cộng đồng chủ yếu lấy ý kiến của sở, ban, ngành chứ không được lấy ý kiến rộng rãi từ người dân, nhà khoa học. Chính một thành viên hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thừa nhận trước khi tham gia đánh giá, phản biện, họ chỉ có vài tiếng đọc báo cáo. Còn như báo cáo đánh giá tác động môi trường của Nhà máy giấy Lee & Man chỉ lấy ý kiến của 20 người dân, nhưng khảo sát này không hề nói cho người dân biết về nguy cơ tác động đối với nguồn nước, thủy sản. Do đó, trong các ý kiến nhận được đều đánh giá tích cực về sự hình thành và hoạt động của dự án, người dân chỉ kiến nghị phải giải tỏa đền bù thỏa đáng, tạo điều kiện cho người dân địa phương được làm việc trong công ty. Còn ý kiến của UBND và ủy ban MTTQ xã luôn tán thành dự án đặt tại địa phương, thậm chí còn yêu cầu triển khai sớm.

Như vậy, quan niệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường như một thủ tục để cấp phép đầu tư, khiến xuất hiện việc “bôi trơn” để sớm thông qua thủ tục, các đơn vị tư vấn copy nhiều kết quả dự án khác nhau. Từ đó, chất lượng báo cáo tiêu cực. Theo tôi, chúng ta cần thay đổi tư duy quản lý môi trường. Không thể khoán trắng cho chủ đầu tư về vấn đề bảo vệ môi trường. Đặc biệt, quy trình quản lý và giám sát báo cáo phải được làm thường xuyên và liên tục. Những doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao phải bị cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Chúng ta cần đưa ra các tiêu chí để đánh giá chất lượng báo cáo, yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng các nội dung trong báo cáo. Có cơ chế quy trách nhiệm cá nhân cụ thể đối với những sai phạm về tác động môi trường do chất lượng báo cáo đưa ra. Đồng thời, cần có cơ chế đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào quá trình lập, thẩm định và giám sát thực hiện báo cáo dự án và nâng cao năng lực của cộng đồng về vấn đề môi trường.

Quy định dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường phải bị kiểm soát chặt khiến tôi liên tưởng đến dự án khu liên hợp luyện cán thép Cà Ná - Ninh Thuận của CTCP Tập đoàn Hoa Sen dù đã có rất nhiều ý kiến của cả người dân và các chuyên gia đầu ngành phản ứng gay gắt, coi như một nguy cơ Formosa thứ hai, nhưng vẫn bất ngờ được thông qua. Mặc dù đây mới chỉ là dự án đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư, nhưng thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần đánh giá kỹ hơn về hiệu quả kinh tế, tác động môi trường, sự cần thiết của dự án không thể vội vàng. Nếu chúng ta không có các giải pháp đồng bộ và quyết liệt, nguy cơ tiếp tục xảy ra những sự cố, thảm họa môi trường trong tương lai chắc chắn khó tránh khỏi.

(TPHCM)

Các tin khác