Xuất khẩu nông sản - Chưa tận dụng cơ hội

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Bộ NN-PTNT và các ngành liên quan tận dụng cơ hội giá nông sản trên thế giới tăng cao, đẩy mạnh xuất khẩu, thu về ngoại tệ. Tuy nhiên không ít DN xuất khẩu nông sản vẫn đang lúng túng, bởi thực lực hạn chế nên khó tận dụng được thời cơ để tăng tốc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Bộ NN-PTNT và các ngành liên quan tận dụng cơ hội giá nông sản trên thế giới tăng cao, đẩy mạnh xuất khẩu, thu về ngoại tệ. Tuy nhiên không ít DN xuất khẩu nông sản vẫn đang lúng túng, bởi thực lực hạn chế nên khó tận dụng được thời cơ để tăng tốc.

 Trúng mùa, được giá

Ông Nguyễn Văn Lâm, nông dân xã Thường Phước 2 (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) hân hoan: “Năm nay nhờ canh tác giống lúa mới và chăm sóc tốt nên trúng mùa. Vui nhất là thương lái tìm tận ruộng mua thóc, loại thường từ 5.900-6.000 đồng/kg, hạt dài 6.100 đồng/kg (loại khô). Với giá này, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lời từ 22-25 triệu đồng/ha”.

(Nguồn: Internet) 

 (Nguồn: Internet)

Ông Nguyễn Trạng Sư, Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự, cho biết: “Đến thời điểm này bà con nông dân đã thu hoạch được 6.200ha lúa đông xuân, chiếm hơn 50% diện t

ích canh tác. Năng suất đạt 7,5 tấn/ha, đây là kết quả ngoài mong đợi đối với Hồng Ngự - huyện biên giới chịu lũ lụt thường xuyên. Thóc đang được giá nên huyện đôn đốc nông dân các xã thu hoạch nhanh, sau đó khẩn trương làm đất gieo sạ tiếp 12.000ha lúa hè thu”.

TS. Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp, nhận định: “Toàn tỉnh mới thu hoạch khoảng 80.000ha trong tổng số 206.000ha canh tác lúa, nhưng đã có thể ghi nhận năm nay nông dân trong tỉnh trúng mùa, năng suất đạt từ 7 tấn/ha trở lên”. 

Hiện nay giới thương lái đang đẩy mạnh thu mua thóc ngay tại ruộng với giá đảm bảo lợi nhuận từ 40-50%. Các tỉnh - thành khác ở ĐBSCL cũng đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân, nông dân phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá. Ông Trần Quang Củi, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang, cho biết từ nay đến tháng 4 sẽ vào cao điểm, năng suất trung bình tại địa phương khoảng 6,8 tấn/ha. Bà con nông dân đang thu hoạch là có thương lái các nơi tìm tới mua.

Trong khi đó, giá hồ tiêu cũng tăng liên tục. Ông Văn Hà Phong, Bí thư Huyện ủy Phú Quốc (Kiên Giang), tỏ ra an tâm: “Sau thời gian dài nông dân Phú Quốc thờ ơ với cây tiêu do giá thấp, nay bán tiêu được giá cao nên ai cũng tập trung chăm sóc. Cây tiêu Phú Quốc bây giờ vừa phục vụ tham quan du lịch vừa xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao”.

Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, với giá 90.000 đồng/kg, tăng gấp 3 lần so cùng kỳ năm ngoái, hồ tiêu đã đạt mức giá cao kỷ lục từ trước đến nay. Giá xuất khẩu tiêu loại 500gr/lít đang ở mức 4.300-4.400USD/tấn, tăng 1.000-1.400USD/tấn so với mức giá năm 2010. Với tình hình thuận lợi như vậy, dự kiến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu sẽ đạt khoảng 500 triệu USD. 

Tại các tỉnh Tây nguyên, giá cà phê liên tục tăng, hiện đang ở mức 46.000-47.000 đồng/kg trở lên. Đây là mức giá rất có lợi cho người trồng cà phê. Do cà phê ở nhiều nước trên thế giới bị mất mùa nên dự báo giá cà phê sẽ duy trì ở mức rất cao. 

Mối lo về vốn

Để phát huy lợi thế xuất khẩu nông sản, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo hệ thống ngân hàng ưu tiên tín dụng cho sản xuất và xuất khẩu nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Song thực tế nông dân và các DN xuất khẩu nông sản vẫn chưa thể giải tỏa được mối lo về vốn.

Thiếu vốn đã khiến nhiều DN khó chủ động trong việc đàm phán để được giá cao, bị động trong việc mua nguyên liệu, ảnh hưởng thời gian giao hàng…

Ông Nguyễn Đức Thanh,
Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam

Từ nay đến tháng 4, toàn vùng ĐBSCL sẽ đồng loạt thu hoạch rộ lúa đông xuân. Thế nhưng nhiều nông dân túng thiếu nên bán vội để có tiền chi tiêu, vì vậy vài ngày nay giá mua thóc đã có chiều hướng giảm 100-200 đồng/kg. Việc cung ứng vốn cho nông dân gieo sạ vụ hè thu và DN thu mua gạo xuất khẩu rất quan trọng, tránh xảy ra tình cảnh đáng tiếc như các hộ trồng cà phê trước đây do thiếu vốn nên mới thu hoạch khi giá còn thấp đã bán vội, nay cà phê tăng cao đã hết hàng.

Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, dự báo giá tiêu năm nay sẽ cao, do đó không nên bán ào ạt. Để tránh việc nông dân trồng tiêu thiếu vốn nên bán vội, hiệp hội đề nghị ngân hàng xem xét cung ứng vốn cho người trồng tiêu.  

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cà cao Việt Nam (Vicofa), thừa nhận: “Dù dự báo trước giá cà phê sẽ tăng mạnh nhưng các DN trong nước thiếu vốn nên thu mua nguyên liệu không được bao nhiêu. Trong khi đó, các DN nước ngoài có nguồn vốn dồi dào nên đã mua rất nhiều cà phê dự trữ. Khi giá càng tăng, các DN nước ngoài càng hưởng lợi lớn”.

Dù nước ta có thế mạnh về xuất khẩu cà phê nhưng các DN trong nước nội lực kém nên không thể cạnh tranh với nước ngoài. Để phát triển bền vững ngành cà phê, Vicofa đề nghị hàng năm vào đầu vụ các DN nên mua tạm trữ từ 200.000-300.000 tấn cà phê. Làm được điều này, các ngân hàng cần cung cấp đủ nguồn vốn với thời hạn vay từ 6-9 tháng. Tuy nhiên, đến nay tình hình tiếp cận vốn vẫn khó khăn.

Các tin khác